Báo Cáo Đo lường sự hài lòng về sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

    1.1. Lý do chọn đề tài: 1

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1

    1.3. Khái quát phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 1

    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu: 2

    1.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu: 2

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3

    2.1. Các định nghĩa: 3

    2.2. Năm mức độ của sản phẩm: 3

    2.3. Mô hình nghiên cứu: 5

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

    3.1. Thiết kế nghiên cứu: 6

    3.2. Quy trình nghiên cứu: 7

    3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ: 8

    3.2.2. Nghiên cứu chính thức: 8

    3.3. Thang đo: 9

    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

    4.1 Giới thiệu: 10

    4.2 Một số thông tin về mẫu 10

    4.3 Mức độ kỳ vọng về năm mức độ của sản phẩm 11

    4.3.1 Ích lợi cốt lõi 11

    4.3.2 Sản phẩm chung 12

    4.3.3 Sản phẩm mong đợi 13

    4.3.4 Sản phẩm hoàn thiện 14

    4.4 Mức thực tế nhận được về năm mức độ của sản phẩm 15

    4.4.1 Ích lợi cốt lõi 15

    4.4.2 Sản phẩm chung 16

    4.4.3 Sản phẩm mong đợi 17

    4.4.4 Sản phẩm hoàn thiện 18

    4.5 Tóm tắt 19

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 20

    5.1 Giới thiệu 20

    5.2 Kết qủa thu được 20

    5.3 Kiến nghị 20

    5.4 Hạn chế của đề tài 20


    DANH MỤC HÌNH




    Hình 2.1. Năm mức độ của sản phẩm 4

    Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu 5

    Hình 3.1. Tóm tắt quy trình nghiên cứu 7

    Hình 4.1: Tỷ lệ giữa hai nhóm sinh viên 10

    Hình 4.2 Ích lợi cốt lõi mà sinh viên kỳ vọng 11

    Hình 4.3 Sản phẩm chung mà sinh viên kỳ vọng 12

    Hình 4.5 sản phẩm hoàn thiện mà sinh viên kỳ vọng 14

    Hình 4.6 ích lợi cốt lõi mà sinh viên nhận được trong thực tế 15

    Hình 4.7 sản phẩm chung mà sinh viên nhận được trong thực tế 16

    Hình 4.8 sản phẩm mong đợi mà sinh viên nhận được trong thực tế 17

    Hình 4.9 Sản phẩm hoàn thiện mà sinh viên nhận được trong thực tế 18



    DANH MỤC BẢNG



    Bảng 3.1. Tiến độ nghiên cứu 6


    Bảng 3.2 Biến nghiên cứu và thang đo 9









    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1. Lý do chọn đề tài:

    Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay thì con người ngày được tiếp cận với nhiều tri thức hiện đại, nhờ vậy mà đời sống kinh tế của người dân được cải thiện và chất lượng cuộc sống cũng ngày một cao hơn. Trước đây con người chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn no mặc ấm thì ngày nay nhu cầu đó đã chuyển sang một hình thức cao hơn đó là ăn ngon mặc đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó mà con người còn muốn thể hiện mình trong mắt mọi người theo mọi lứa tuổi khác nhau. Vì vậy nhu cầu làm đẹp cũng là một trong những điều cần thiết để mọi người được thể hiện mình theo mọi lứa tuổi.

    Với điều kiện kinh tế thị trường như nói ở trên thì các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của người phụ nữ không ngừng được cải tiến, sản phẩm đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Do vậy, đòi hỏi nhà sản xuất phải tìm hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đó chứ không dừng lại ở mẫu mã, hình dáng bên ngoài.

    Trong hàng loạt các loại mỹ phẩm khá phổ biến trên thị trường và được người tiêu dùng quan tâm như: Avon- công ty Avon, Enchanteur- công ty Unza, Biore’- công ty Koa, Pond’s – công ty Unilever .Qua tìm hiểu và nhận thấy đa số người tiêu dùng, trong đó có sinh viên, rất quan tâm nhiều đến sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s của công ty Unilever nhờ công dụng làm da trắng hồng và còn nhiều công dụng khác. Do đó, để biết được các bạn sinh viên có thực sự hài lòng với những công dụng mà sữa rửa mặt Pond’s đã mang lại hay chưa nên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đo lường sự hài lòng về sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang”.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Đề tài này tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

     Khảo sát mong muốn của sinh viên về sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s.

     Đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s.

    1.3. Khái quát phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

    Phương pháp nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước đó là nghiên cứu sơ bộ, thảo luận trực tiếp với sinh viên nhằm điều chỉnh bản câu hỏi cho phù hợp, và nghiên cứu chính thức, thông qua từ những số liệu thu thập được từ bản câu hỏi chính thức. Đối tượng được phỏng vấn là sinh viên khoa Kinh tế - QTKD với cỡ mẫu 50. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hoá và làm sạch để đưa vào xử lý và phân tích dữ liệu thông qua phương pháp thống kê mô tả.

    Đề tài còn tập trung nghiên cứu ý kiến của sinh viên đã và đang sử dụng sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s. Đối tượng sẽ được phỏng vấn bằng bản câu hỏi định lượng khi tiếp xúc với phỏng vấn viên. Phỏng vấn viên chỉ tiến hành phỏng vấn những sinh viên đã và đang sử dụng sữa rửa mặt Pond’s. Phỏng vấn viên trực tiếp phát bản câu hỏi và thu lại tại địa điểm tiếp xúc với đáp viên.


    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu:

    Kết quả nghiên cứu sự hài lòng về sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang là nguồn tài liệu tham khảo cho công ty Unilever, đề tài này sẽ giúp công ty biết được mức độ hài lòng của sinh viên về sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s cũng như hiểu rõ hơn mong muốn của họ đối với loại sản phẩm này. Bên cạnh đó công ty có thể lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của sinh viên để từ đó có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh hiện có trên thị trường.

    1.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu:

    Kết cấu của báo cáo nghiên cứu gồm 5 chương, cụ thể như sau:

    Chương 1: Giới thiệu: Giới thiệu một cách tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của đề tài.

    Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Chương này trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài.

    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này chủ yếu trình bày các phương pháp dùng để thực hiện cho đề tài như thiết kế quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, thiết kế bảng câu hỏi.

    Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu nhằm đo lường sự hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang về sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s.

    Chương 5: Kết luận: Kết luận được rút ra từ quá trình nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...