Thạc Sĩ Đo lường sự hài lòng của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đo lường sự hài lòng của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu


    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài các phần nhưmở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, v.v . luận văn được kết cấu
    thành bốn chương. Nội dung cụthểtrong từng chương nhưsau:
    - Phần mở đầu sẽgiới thiệu tính cấp thiết của đềtài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng
    và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đềtài.
    - Chương 1- CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. Nội dung
    chương này giới thiệu khái niệm vềsựhài lòng, sựcần thiết phải đo lường sựhài
    lòng đối với công việc, những yếu tố ảnh hưởng đến sựhài lòng đối với công việc
    của giảng viên, các công cụ đo lường sựhài lòng, giới thiệu tổng quan vềtình hình
    nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu cùng các giảthuyết.
    - Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU giới thiệu phương pháp thiết kế
    nghiên cứu, xây dựng thang đo, quá trình thu thập thông tin và giới thiệu phương
    pháp xửlý, phân tích sốliệu thống kê.
    - Chương 3 - PHÂN TÍCH DỮLIỆU VÀ KẾT QUẢ. Chương này phân tích đối
    tượng khảo sát, kết quả đánh giá về độtin cậy và độgiá trịcủa thang đo, kiểm định
    các giảthuyết nghiên cứu, kết quả đo lường sựhài lòng công việc cùng các kết quả
    thống kê suy diễn.
    - Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Chương này đưa ra kết luận vềnghiên
    cứu và đềxuất một sốkiến nghịnhằm nâng cao sựhài lòng của giảng viên trường
    Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng tàu.
    - TÀI LIỆU THAM KHẢO
    - PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀTÀI
    Nền kinh tếnước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tếkhu vực và quốc tế,
    yêu cầu đào tạo lực lượng lao động có chất lượng cao đó là một đội ngũcán bộkhoa
    học, kỹthuật, cán bộquản lí kinh tếvà nghiệp vụ, kỹsư, bác sỹ, v.v có chuyên môn
    giỏi, có bản lĩnh chính trị, có đạo đức nghềnghiệp là nhiệm vụcấp bách đối với hệ
    thống giáo dục. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay chất lượng đào tạo giáo dục đại học
    nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tếxã hội của đất nước (Thủ
    tướng Chính phủ, 2010).
    Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũnhà giáo luôn được xem là lực lượng cốt cán, là
    nhân tốquan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghịquyết Hội
    nghịBan chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tốquyết
    định chất lượng giáo dục”. Chỉthị40-CT/TW của Ban Bí thưTrung ương Đảng về
    xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũnhà giáo và cán bộquản lý giáo dục cũng chỉ
    rõ: “Nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
    Do vậy, muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo
    xây dựng và phát triển đội ngũgiáo viên (Trần Xuân Bách, 2006).
    Những thay đổi gần đây trong môi trường các trường đại học nước ta nói chung đã
    đem lại những kết quảquan trọng và tạo ra những thách thức chủyếu cho sự đổi mới
    trong hoạt động quản lý giảng viên. Các trường đại học hiện nay đang tập trung vào
    những vấn đềthen chốt là phát triển và đánh giá giảng viên (Trần Xuân Bách, 2006).
    Nghiên cứu sựhài lòng đối với công việc của giảng viên là một trong những vấn đềcó
    tính thời sựliên quan toàn diện đến sựcải tiến chất lượng giảng viên, mức độhài lòng
    công việc của giảng viên là yếu tốbáo trước vềviệc thu hút và giữlại giảng viên có
    chất lượng (Houchins, Shippen và Cattret, 2004; Protheroe, Lewis và Paik, 2002;
    Shann, 1991; Stockard và Lehman, 2004). Vì vậy, đối với các cơsởgiáo dục để đảm
    bảo sốlượng, chất lượng giảng viên cũng nhưhiệu quả đào tạo cần phải hiểu những
    nhân tố ảnh hưởng đến sựhài lòng công việc của họtại nơi làm việc (Saeed Karimi,
    2005; Sharma và Jyoti, 2006; Latham, 1998).
    Trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ
    nhân lực có kỹthuật đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Cũng như
    2
    các trường cao đẳng đại học khác, nhà trường đang đối mặt với nhiều khó khăn trong
    việc xây dựng đội ngũgiảng viên có trình độchuyên môn, có đạo đức và tâm huyết
    với nghềnghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo. Từthực tế, theo sốliệu thu thập được,
    sốlượng giảng viên năm 2003 là 112 người đến nay là 78 người (năm 2010), sốlượng
    giảng viên xin nghỉviệc nhiều, đặc biệt ởmột sốkhoa nhưkhoa kinh tế, cơkhí, điện -
    điện tửtỉlệsinh viên trên một giảng viên rất cao (46sv/gv), trong khi đó sốlượng
    giảng viên tuyển mới không đáp ứng đủsốlượng so với nhu cầu. Mặt khác, tuy chưa
    thực hiện công tác đánh giá giảng viên nhưng nhìn chung công tác phát triển giảng
    viên còn rất nhiều vấn đềcần quan tâm. Nhu cầu phát triển nguồn lực giảng viên là
    nhiệm vụcấp bách. Nghiên cứu vềsựhài lòng đối với công việc của giảng viên trường
    Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm tìm ra các giải pháp mang tính chiến
    lược, từng bước ổn định và phát triển nhà trường trong môi trường cạnh tranh hiện nay
    là công việc rất cần thiết. Xuất phát từlý do nêu trên là cơsở đểtôi chọn đềtài “Đo
    lường sựhài lòng của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu”
    làm luận văn thạc sĩcủa mình.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀTÀI
    Nghiên cứu này nhằm xác định mức độhài lòng công việc của giảng viên trường Cao
    đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng tàu, đưa ra các kiến nghịnhằm nâng cao sựhài lòng
    đối với công việc của giảng viên. Cụthểhơn, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt
    được 4 mục tiêu chính sau đây:
    - Xác định các yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến sựhài lòng của giảng viên đối với
    công việc.
    - Xác định mức độhài lòng của giảng viên đối với công việc theo từng yếu tố ảnh
    hưởng.
    - Kiểm định các giảthuyết vềmối quan hệgiữa các yếu tốvới sựhài lòng của giảng
    viên.
    - Đềxuất một sốkiến nghịnhằm nâng cao sựhài lòng cho giảng viên.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu là các giảng viên tham gia giảng dạy tại trường. Nghiên cứu tập
    trung vào khía cạnh hài lòng của giảng viên đối với công việc.
    3
    Phạm vi nghiên cứu bao gồm tất cảgiảng viên cơhữu của Trường Cao đẳng Cộng
    đồng Bà Rịa – Vũng Tàu, thời gian thực hiện cuộc khảo sát là từtháng 3 năm 2010
    đến tháng 4 năm 2010.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trên cơsởlý thuyết vềsựhài lòng đối với công việc và dựa vào kết quảcác nghiên
    cứu trước có liên quan, đềtài xây dựng mô hình nghiên cứu cùng các giảthuyết.
    Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơbộvà nghiên cứu chính thức.
    Mô hình hệsốtương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s alpha) và phương pháp
    phân tích nhân tốkhám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sửdụng để đánh
    giá độtin cậy và độgiá trịcủa thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua hệ
    sốtương quan Pearson, phân tích ANOVA. Diễn giải sốliệu thông qua một sốcông cụ
    thống kê mô tảvà thống kê suy luận và được thực hiện nhờphần mềm SPSS. Dữliệu
    được thu thập trên toàn bộgiảng viên nhà trường (nội dung này sẽ được trình bày chi
    tiết ởchương 2. Phương pháp nghiên cứu).
    5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀTÀI
    5.1 Ý nghĩa vềmặt lý luận
    - Nghiên cứu này góp phần khẳng định hệthống thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
    sựhài lòng đối với công việc nói chung và sựhài lòng của giảng viên đại học đối
    với công việc nói riêng.
    - Việc sửdụng các kết quảnghiên cứu nước ngoài có bổsung điều chỉnh các thang
    đo cho phù hợp với môi trường đào tạo ởViệt Nam là cần thiết. Kết quảnghiên
    cứu sẽlà một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về đo lường sựhài lòng
    của giảng viên đại học đối với công việc.
    5.2 Ý nghĩa vềmặt thực tiễn
    - Kết quảnghiên cứu sẽcung cấp cho lãnh đạo nhà trường nhận ra các yếu tốquan
    trọng ảnh hưởng đến sựhài lòng của giảng viên đối với công việc và từ đó đưa ra
    các giải pháp quản lý đểnâng cao sựhài lòng của giảng viên một cách hiệu quả
    hơn, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường.
    - Mức độhài lòng của giảng viên đối với công việc của họtại Trường sẽgiúp lãnh
    đạo nhà trường có cơhội nhìn lại chính mình từgóc độmột khách hàng. Đây là cơ
    4
    sởdữliệu đểnhà trường nhận ra các điểm mạnh yếu, từ đó cần tập trung trong các
    hoạt động của mình và đưa ra các chính sách quản lý, chương trình hỗtrợcụthểvà
    thiết thực đểnâng cao sựhài lòng một cách hợp lý.
    - Từkết quảxây dựng và kiểm định thang đo lường cũng nhưmô hình các yếu tố
    ảnh hưởng đến sựhài lòng của giảng viên đối với công việc, các nhà trường có thể
    vận dụng để đo lường sựhài lòng của giảng viên trong điều kiện tương tự, nhằm
    đưa ra những chính sách hợp lý trong việc xây dựng, phát triển nguồn lực giảng
    viên, nâng cao hiệu quả đào tạo cho cơsở đào tạo của mình.
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài các phần nhưmở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, v.v . luận văn được kết cấu
    thành bốn chương. Nội dung cụthểtrong từng chương nhưsau:
    - Phần mở đầu sẽgiới thiệu tính cấp thiết của đềtài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng
    và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đềtài.
    - Chương 1- CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. Nội dung
    chương này giới thiệu khái niệm vềsựhài lòng, sựcần thiết phải đo lường sựhài
    lòng đối với công việc, những yếu tố ảnh hưởng đến sựhài lòng đối với công việc
    của giảng viên, các công cụ đo lường sựhài lòng, giới thiệu tổng quan vềtình hình
    nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu cùng các giảthuyết.
    - Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU giới thiệu phương pháp thiết kế
    nghiên cứu, xây dựng thang đo, quá trình thu thập thông tin và giới thiệu phương
    pháp xửlý, phân tích sốliệu thống kê.
    - Chương 3 - PHÂN TÍCH DỮLIỆU VÀ KẾT QUẢ. Chương này phân tích đối
    tượng khảo sát, kết quả đánh giá về độtin cậy và độgiá trịcủa thang đo, kiểm định
    các giảthuyết nghiên cứu, kết quả đo lường sựhài lòng công việc cùng các kết quả
    thống kê suy diễn.
    - Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Chương này đưa ra kết luận vềnghiên
    cứu và đềxuất một sốkiến nghịnhằm nâng cao sựhài lòng của giảng viên trường
    Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng tàu.
    5
    CHƯƠNG 1
    CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    Chương này trình bày cơsởlý thuyết vềsựhài lòng đối với công việc, trên cơsở đó
    nhận diện các nhân tốtác động đến sựhài lòng đối với công việc của giảng viên và
    cuối cùng đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết cùng các giảthuyết.
    1.1 CƠSỞLÝ THUYẾT VỀSỰHÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
    1.1.1 Khái niệm vềsựhài lòng
    Theo từ điển Webster’s Dictionary, sựhài lòng đối với công việc được định nghĩa là
    một trạng thái tình cảm của một cá nhân khi được đánh giá vềcông việc, một phản
    ứng tích cực đối với công việc hay thái độ đối với công việc. Có khá nhiều định nghĩa
    vềsựhài lòng công việc, một trong các định nghĩa đầu tiên vềsựhài lòng công việc và
    được trích dẫn nhiều nhất có thểkể đến là định nghĩa của Hoppock (1935) ông ta cho
    rằng một sốyếu tốvềtâm lý, sinh lý hoặc môi trường cũng có thểlàm cho con người
    có cảm giác hài lòng đối với công việc? Smith (1969) lại quan niệm rằng sựhài lòng
    đối với công việc là cảm xúc mà một cá nhân có đối với công việc, còn Locke (1969)
    định nghĩa sựhài lòng đối với công việc nhưlà một sựmởrộng mà theo đó người lao
    động cảm nhận một cách tích cực hoặc tiêu cực vềcông việc của họ. Vroom (1982)
    định nghĩa sựhài lòng đối với công việc là một tình cảm của người lao động đối với
    công việc hiện tại của họ. Tương tự, Schultz (1982) cho rằng đây là biểu hiện tâm lý
    của con người đối với công việc. Siegal và Lance (1987) nói một cách đơn giản rằng
    sựhài lòng đối với công việc là một phản ứng tình cảm thểhiện mức độngười đó yêu
    thích công việc của họ. Cuối cùng Lofquist và Davis (1991) đã định nghĩa sựhài lòng
    đối với công việc là một phản ứng tình cảm tích cực của cá nhân đối với môi trường
    làm việc khi những nhu cầu cá nhân được thõa mãn bởi môi trường làm việc.
    Định nghĩa vềsựhài lòng đối với công việc đã dấy lên trong nhiều thập kỷqua nhưng
    hầu hết các nghiên cứu đều có chung một nhận định rằng sựhài lòng đối với công việc
    là một phản ứng tình cảm tích cực đối với công việc. Tuy nhiên các nghiên cứu không
    thống nhất vềnguyên nhân tạo nên cảm giác này. Wezley và Yuel (1984) cho rằng
    điều này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốbao gồm bản chất cá nhân và tính chất của
    công việc.
    6
    Rõ ràng khái niệm vềsựhài lòng đối với công việc là rất rộng. Công việc của một
    người không chỉ đơn giản là chuyển các công văn, giấy tờ, chờ đợi khách hàng, hoặc
    lái xe. Công việc luôn luôn đòi hỏi sựtương tác với những người khác; sựtuân thủcác
    luật lệ, quy định, và các chính sách của tổchức; đạt đến các tiêu chuẩn thực hiện; sống
    trong môi trường công việc mà luôn luôn không được nhưmong muốn. Điều này
    nghĩa là sự đánh giá của một người lao động vềsựhài lòng hay bất mãn đối với công
    việc của họlà một sựtổng hợp phức tạp của nhiều yếu tốcông việc riêng biệt.
    1.1.2 Sựcần thiết phải đo lường sựhài lòng đối với công việc
    Sựhài lòng đối với công việc là tâm điểm của các nhà nghiên cứu trong nhiều thập kỷ
    qua. Có rất nhiều lý do khiến các nhà nghiên cứu phải quan tâm đến vấn đềnày:
    - Thứnhất, sựhài lòng đối với công việc có liên quan đến tinh thần của con người.
    Sựhài lòng công việc tác động đến các vấn đềnhưcuộc sống gia đình, các hoạt
    động giải trí, nhiều vấn đềcá nhân không giải quyết được hoặc giải quyết không
    hợp lý đều gây ra do cá nhân không tìm thấy sựhài lòng đối với công việc của họ.
    Nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng phong phú chứng tỏrằng
    sựhài lòng đối với công việc là rất quan trọng đối với đời sống tâm lý và hạnh
    phúc cá nhân (Blackbum, Horowitz, Edington, và Klos, 1986 dẫn theo Saeed
    Karimi, 2006). Vì vậy, đo lường sựhài lòng công việc sẽgiúp nhận ra và cải thiện
    mối quan hệtiêu cực giữa sựcăng thẳng đối với công việc với sức khỏe, tinh thần
    và sựhài lòng đối với cuộc sống.
    - Thứhai, làm lan truyền thiện ý đối với tổchức. Theo quan điểm của một tổchức,
    những người có cảm giác tích cực vềcông việc thường có xu hướng nói tốt vềtổ
    chức của họcho nhiều người nghe. Khi một công ty được ca ngợi thì những người
    giỏi, năng động lại muốn làm việc cho công ty đó. Chính vì vậy công ty lại có điều
    kiện thu hút được nhiều người tài. Có thểnói rằng sựhài lòng đối với công việc có
    khảnăng làm cho cộng đồng có cái nhìn tốt đối với tổchức.
    - Cuối cùng, sựhài lòng đối với công việc giúp giảm tình trạng nghỉviệc và lãng
    công. Nếu tính toán thiệt hại do lãng công và nghỉviệc của nhân viên thì sẽthấy
    được sựquan trọng của sựhài lòng đối với công việc. Trong một xã hội hiện tại
    mà con người dành phần lớn thời gian cho công việc thì điều này lại càng quan
    trọng hơn. Sựhài lòng đối với công việc quan trọng đối với người lao động cũng

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Trần Xuân Bách (2006) Đánh giá giảng viên ởcác trường đại học – vấn đềbức
    thiết trong giai đoạn hiện nay, Đại học Đà nẵng.
    2. Võ Xuân Đàn (2008), Quản lý giảng viên là quản lý chất lượng đào tạo,
    Trường Đại học Sưphạm Tp. HCM.
    3. Lê Văn Huy (2008), Phân tích nhân tốExplore Factor Analysis (EFA) và kiểm
    định Cronbach alpha, Trường Đại học kinh tế Đà nẵng.
    4. Đoàn ThịMỹHạnh, TạThịHồng Hạnh (2008), Giải pháp phát triển nguồn lực
    giảng viên cơhữu đáp ứng yêu cầu đào tạo của Khoa kinh tế- Quản trịkinh
    doanh, TP. HCM.
    5. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội,
    NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội.
    6. Nguyễn Hữu Lam (2009), Hành vi tổchức,Trường Đại học Kinh tếTP. HCM.
    7. Nguyễn Văn Liệu & ctg (2000), SPSS - Ứng dụng phân tích dữliệu trong
    QTKD và khoa học tựnhiên – xã hội, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
    8. Trần ThịKim Loan (2009), Những yếu tốquản lý ảnh hưởng đến năng suất
    doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp,Luận án tiến sĩQuản trịkinh
    doanh, Trường Đại học quốc gia TP. HCM.
    9. Lê Thanh Nhuận & Lê CựLinh (2009), "Sựhài lòng đối với công việc của
    nhân viên y tếtuyến cơsở", Tạp chí Y tếCông cộng, 2009.
    10. Hồ Đăng Phúc (2005), Sửdụng phần mềm SPSS trong phân tích sốliệu, NXB
    Khoa học và Kỹthuật, Hà Nội.
    11. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữliệu nghiên cứu
    với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.
    12. Nguyễn Huỳnh Thái Tâm, Nguyễn ThịHiển (2010), “Các nhân tốtác động đến
    sựthỏa mãn của khách hành đối với chất lượng phục vụkhám chữa bệnh phụ
    sản tại Trung tâm y tếthành phốNha Trang”, tạp chí Y tếCông cộng (1), 2010.
    13. Lê Minh Tiến (2003), Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội, NXB
    Trẻ, Hà Nội.
    80
    14. Nguyễn Đình Thọ(2008), Nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp ngành QTKD
    thực trạng và giải pháp, NXB Văn hóa- Thông tin
    15. Châu Văn Toàn (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến sựthỏa mãn công việc của
    nhân viên khối văn phòng ởTP. HCM,Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh
    tếTP. HCM.
    16. Thủtướng Chính phủ(2010), Chỉthịvề đổi mới quản lý giáo dục đại học giai
    đoạn 2010-2012, Hà Nội.
    17. Nguyễn Thụy Tường Vy (2007), Một vài suy nghĩvềhướng đột phá trong đào
    tạo nghềtại Việt Nam qua hợp tác quốc tế, Đà Nẵng.
    18. Jack R. Fraenkel & Norman E. Wallen (2008), Phương pháp thiết kếvà đánh
    giá nghiên cứu trong giáo dục, Đại học San Francisco.
    19. Trường Cao đẳng Cộng đồng BR-VT (2010), Danh sách cán bộ-viên chức
    Trường CĐCĐBRVT năm 2010, Vũng Tàu.
    Tiếng Anh
    20. Atilla Yelboğa (2009), Validity and Reliability of the Turkish Version of the Job
    Satisfaction Survey (JSS), World Applied sciences Journal 6: 1066-1072, 2009
    21. Best Edith Elizabeth (2006) Job satisfaction of teachers in Krishna primary anh
    secondary schools, University of North Carolina at Chapel Hill.
    22. Bennett, P. N., Iverson, M. J., Rohs, F.R., Langone, C. A., & Edwards, M. C.
    (2002, February). Job satisfaction of agriculture teachers in Georgia and
    selected variables indicating their riskof leaving the teaching profession.Paper
    presented at the Southern Agricultural Education Research Conference,
    Orlando, FL.
    23. Cano, J. & Miller, G. (1992). A gender analysis of job satisfaction, job satisfier
    factors, and job dissatisfier factors of Agricultural Education teachers.Journal
    of Agricultural Education, 33(3), 40-46.
    24. Castillo, J. X; Cano, J.& Conklin, E. A. (1999), Job satisfaction of Ohio
    agricultural education teacher,Journal of Agricultural Education 45(2).
    25. Fauziah Noordin- Kamaruzaman Jusoff (2009) Levels of Job Satisfaction
    amongst Malaysian Academic Staff
    81
    26. Gerard A. Postiglione and et (2009), Global Job Satisfaction and University
    Management in Hong Kong Higher Education, The University of Hong Kong,
    Oct. 1-2, 2009.
    27. Jaime X. Castillo, Jamie Cano(2004), Factors explaining job satisfaction
    among faculty, Journal of Agricultural Education
    28. Kerry Lyn McKee, B.S (2003), “A study of factors related to teacher
    retention”, thesis prepared for the degree of master of science, University of
    North Texas.
    29. Kotrlik, J.W., & Malek, A. P. (1986). Job Satisfaction of Vocational
    Agriculture Teachers in the Southeastern United States. In Journal of the
    American Association of Teacher Educators in Agriculture, v27, n1, p. 33-38,
    Spr. 1986.
    30. Lester, P. E. (1982). Teacher Job Satisfaction Questionnaire (TJSQ).
    Manuscrito não-publicado. Long Island University.
    31. Luddy, Nezaam (2005), Job Satisfaction amongst Employees at a Public Health
    Institution in the Western Cape, University of Western Cape, South Africa.
    32. Liu, E., & Kardos, S. M. (2002). Hiring and professional culture in New Jersey
    schools.Cambridge: Project on the Next Generation of Teachers at the Harvard
    Graduate School Education.
    33. Masroor A.M.,Fakir.M.J (2010), Level of Satisfaction and Intent to Leave
    Among Malaysian Nurses, Business Intelligence, 1,2010.
    34. Saeed Karimi (2006), Factors Affecting Job Satisfaction of Faculty Members of
    Bu-Ali Sina University, Hamedan, Iran
    icbm.bangkok.googlepages.com/95.Saied.Karimi.PAR.pdf
    35. Sharma, R D; Jyoti, Jeevan (2009), Job Satisfaction of UniversityTteachers: An
    empirical study, Journal of Services Research, October 1, 2009.
    36. Smith PC, Kendall LM, Hulin CL. The Measurement of Satisfaction in Work
    and Retirement. Chicago: Rand McNally; 1969.
    37. Thanika Devi Juwaheer (2005), Assessing service quality in the Higher
    Education (HE) sectorof Mauritius-academics’ perceptions of the University of
    Mauritius, bai2006.atisr.org/CD/Papers/2006bai6094.doc
    82
    38. Travis G. Worrell (2004), “School Psychologists’ Job Satisfaction: Ten Years
    Later” in partial fulfillment ofthe requirements for the degree Doctor of
    Philosophy, State University.
    39. Victoria M. Hughes (2006), “ Teacher Evaluation Practices and Teacher Job
    Satisfaction” in partial fulfillment of the requirements for the degree Doctor of
    Education, University of Missouri-columbia.
    40. Wallace D. Boeve (2007), A National Study of Job Satisfaction factors among
    faculty in physician assistant education, Eastern Michigan University
    41. http://www.articlealley.com/article_185975_22.html
    42. http://en.wikipedia.org/wiki/Job_satisfaction
    43. www.ccsenet.org/journal/index.php/ass/article/view/1731/161
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...