Thạc Sĩ Đo lường rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau M&A

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Năm 2012, Việt Nam phải gỡ bỏ những rào cản kinh tế để các công ty nước ngoài có thể hoạt động ở thị trường trong nước một cách tự do và cạnh tranh công bằng với các công ty nội địa theo cam kết khi gia nhập WTO. Sự gia tăng của những công ty đa quốc gia cũng đồng nghĩa với sự gia tăng của những ngân hàng quốc tế phục vụ cho những tập đoàn đa quốc gia này ở nước ta. Để tăng tính cạnh tranh, cũng như tăng hiệu năng hoạt động thì M&A là một lựa chọn khả thi cho các ngân hàng Việt Nam để đủ khả năng đương đầu với tổ chức tài chính hùng mạnh trên thế giới. Nhưng đằng sau những lợi ích cộng sinh đem lại bởi M&A như tăng vốn, cắt giảm nhân viên, chi phí và tăng hiệu quả hoạt động liệu có hay không những tác động tiêu cực bởi những vụ M&A đem lại, cụ thể tác động lên rủi ro của các ngân hàng sau khi hoàn thành vụ mua bán sáp nhập. Vì lý do đó, nhóm nghiên cứu chọn thực hiện đề tài: ĐO LƯỜNG RỦI RO VỠ NỢ CỦA NGÂN HÀNG BÊN MUA SAU M&A.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Thông qua bài nghiên cứu chúng tôi muốn làm rõ những vấn đề:
    1) Rủi ro vỡ nợ của ngân hàng là gì?
    2) Các Phương pháp nào để đo lường rủi ro vỡ nợ? Phương pháp đo lường rủi ro vỡ nợ nào là tốt nhất cho ngân hàng Việt Nam?
    3) Đo lường rủi ro vỡ nợ cho mẫu các vụ mua bán sáp nhập của các ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sau M&A như thế nào? Bài học rút ra cho các ngân hàng TMCP chung cho Việt Nam?


    3. Phương pháp nghiên cứu
    Chúng tôi sử dụng xem xét nhiều phương pháp nghiên cứu trên thế giới để đo lường rủi ro vỡ nợ. Bài nghiên cứu đề cập đến bốn phương pháp đo lường rủi ro vỡ nợ:
    1) Phương pháp sử dụng hoán đổi tín dụng :
    2) Phương pháp đo lường thông qua trái phiếu:
    3) Phương pháp xếp hạng tín nhiệm:
    4) Phương pháp đo lưỡng khoảng cách vỡ nợ bằng mô hình của Merton:
    Cuối cùng đã chọn phương pháp đo lường khoảng cách vỡ nợ của Merton để đo lường rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua ở hai giai đoạn trước và sau khi sáp nhập.
    Để thống kê được những thay đổi liên quan đến vụ sáp nhập trong rủi ro vỡ nợ chúng tôi sử dụng mô hình khoảng cách vỡ nợ của Merton như trong hai bài nghiên cứu của Akhigbe et al. (2007) và Gropp et al. (2006). Mô hình khoảng cách vỡ nợ đã được trình bày ở phần trên. Chúng tôi sẽ để đo lường rủi ro vỡ nợ trước sáp nhập ( qua a-180 ngày đến a-11 ngày, a là ngày công bố sáp nhập) và trung bình DD sau khi hoàn thành ( từ c+11 ngày đến c+180 ngày , c là ngày hoàn thành). Các tác giả chọn khoảng thời gian này là để giảm mực độ của nhiễu vốn có trong DD và để đảm bảo cho những dự đoán rủi ro vỡ nợ dựa trên dữ liệu kế toán trong giai đoạn sau sáp nhập.
    Các tác giả thống kê những xu hướng thời gian và ngành công nghiệp chung trong rủi ro bằng tính toán chỉ sốrủi ro vỡ vợ theo ngày cho lĩnh vực ngân hàng. Đối với mỗi giao dịch, các tác giả tính toán một chỉ số DD thị trường như là trọng số DD của tất cả ngân hàng niêm yết của Datastream trong quốc gia của ngân hàng bên mua mà không liên quan đến vụ M&A trong suốt quá trình công bố sáp nhập và thời gian hiệu quả(a+, c+). Các tác giả sau đó trừ đi những thay đổi giữa giá trị trước và sau sáp nhập trong chỉ số vỡ
    nợ của thị trường từ những thay đổi trong DD mà những tổ chức bên mua nhận thấy trong cùng giai đoạn. Thay đổi trong khoảng cách vỡ nợ công nghiệp đã điều chỉnh cho những ngân hàng bên mua do M&A có thể được diễn tả như sau:


    4. Nội dung nghiên cứu
    Đo lường rủi ro vỡ nợ của NHTM SCB
    Trong phần này, chúng tôi sẽ tìm hiểu vài n t về ba ngân hàng trước sáp nhập, những động cơ và nguyên nhân thúc đ y sự sáp nhập của ba ngân hàng. Tiếp đó, chúng tôi thu thập số liệu về giá cổ phiếu của ba ngân hàng này ở trước và sau 1 0 ngày kể từ ngày công bố, sử dụng các báo cáo cáo tài chính và nhiều nguồn khác để áp dụng mô hình Metron tính tóan khoảng cách rủi ro vỡ nợ cho ngân hàng sau sáp nhập. Chúng tôi dùng biểu đồ để cho thấy xu hướng khoảng cách vỡ nợ của ngân hàng bên mua trước và sau khi sáp nhập, so sánh đường xu hướng khoảng cách vỡ nợ trong giai đoạn trước và sau sáp nhập cũng như với đường xu hướng chung của thị trường, đồng thời, tính ra thay đổi trong khoảng cách vỡ nợ công nghiệp đã điều chỉnh cho những ngân hàng bên mua sau M&A để xem x t ngân hàng bên mua có thể xảy ra vỡ nợ sau sáp nhập hay không. Dựa trên những động lực và những tính toán, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra kết luận cho vụ M&A của ba ngân hàng này.
    Đo lường rủi ro vỡ nợ của NHTM Liên Việt
    Ở phần này, trước hết chúng tôi cũng tìm hiểu các nguyên nhân sâu xa của cuộc sáp nhập của ngân hàng TMCP Liên Việt (LVB) và công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện (VPSC). Chúng tôi sẽ chỉ ra những thế mạnh và những ưu điểm mà ngân hàng bên mua là ngân hàng TMCP Liên Việt (LVB) có được sau khi thực hiện phi vụ M&A này. Chúng tôi cũng thu thập những số liệu về giá cổ phiếu, nợ, t suất sinh lợi trái phiếu chính phủ của trước và sau khi ngân hàng TMCP Liên Việt (LVB) sáp nhập, thực hiện đo lường rủi ro vỡ nợ bằng mô hình Metron để tính ra các khoảng cách vỡ nợ, từ đó, so sánh xu hướng khoảng cách vỡ nợ của ngân hàng này trước và sau sáp nhập, xu hướng khoảng cách vỡ nợ của ngân hàng so với thị trường. Sau đó, dựa trên lý thuyết và những tính toán, chúng tôi sẽ phân tích những cái được và mất của ngân hàng TMCP Liên Việt (LVB) và đưa ra kết luận cho ngân hàng bên mua này.
    Cuối cùng, dựa trên hai mẫu tính toán, chúng tôi sẽ đưa ra xu hướng rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng bên mua sau khi thực hiện M&A. Đồng thời, chúng tôi sẽ đưa ra một số khuyến nghị để giúp ngân hàng bên mua tránh được xu hướng này.


    5. Đóng góp của đề tài
    Đề tài đóng góp vào vấn đề M&A ngân hàng ở Việt Nam trong việc tìm ra phương pháp đo lường thích hợp rủi ro vỡ nợ của ngân hàng liên quan đến vụ M&A, phương pháp đo lường khoảng cách vỡ nợ của Merton (1974). Đề tài cũng tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ của ngân hàng sau M&A như rủi ro trước sáp nhập của ngân hàng bên mua, chế độ giám sát, loại hình M&A, thông qua chứng cứ thay đổi của khoảng cách vỡ nợ ở hai giai đoạn trước và sau sáp nhập. Từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như là một số khuyến nghị cho các NHTM có ý định thực hiện M&A trong giai đoạn sắp tới.


    6. Hướng phát triển của đề tài
    Vì một số hạn chế khách quan như: số lượng mẫu không đủ lớn, số liệu thị trường chưa đầy đủ, chưa có một số công cụ như thị trường phái sinh, thị trường trái phiếu nên bài nghiên cứu còn chưa đi đến những kết luận như nhóm thuyết trình mong muốn,
    Trong tương lai gần nếu các điều kiện khác quan được cải thiện thì nhóm nghiên cứu rất mong muốn phát triển đề tài một cách sâu sắc hơn như áp dụng đa dạng các phương pháp sau đó so sánh đưa ra kết luận tốt hơn, kiểm định và xác định được những nhân tố ảnh
    hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng bên mua cũng như hướng tác động của những nhân tố này. Từ đó có thể đưa ra được những khuyến nghị thực sự hữu ích hơn nữa cũng như những bài học cho thị trường tài chính cũng như các nhà làm chính sách để tránh đi những tác động tiêu cực của những vụ mua bán sáp nhập đem lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...