Chuyên Đề đo lường mức độ truyền dẫn cú sốc tỷ giá đến giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm lƯợc
    Hầu hết các tài liệu nghiên cứu trước đây về mô hình ERPT( hiệu ứng truyền dẫn
    của tỷ giá đến giá cả - exchange rate passthrough) đều cho thấy đây là một công cụ rất
    quan trọng trong việc xem xét thực hiện các chính sách tiền tệ, đặc biệt là để đối phó lại
    với cú sốc tỷ giá hối đoái. Bài viết này cũng sẽ (1) đo lường mức độ và thời
    gian của ERPT( exchange rate pass-through), (2) đánh giá tác động của thay đổi của tỷ
    giá hối đoái đến lạm phát, và (3) kiến nghị chính sách thích hợp từ những kết quả nhận
    được bằng cách sử dụng các kiểm định khác nhau bao gồm Dickey-Fuller Augmented,
    Hodrick và Prescott, kiểm định sự phù hợp của mô hình và hai thuộc tính của mô hình
    Var là phản ứng xung lực và phân tách Var. Kết quả cho thấy rằng hiệu ứng truyền dẫn
    của tỷ giá đến giá nhập khẩu lẫn giá tiêu dùng đều dương khi có một cú sốc tỷ giá xảy ra,
    và ERPT của CPI thì thấp hơn nhiều so với IMP. Cụ thể, trong ngắn hạn, hệ số ERPT đến
    giá nhập khẩu là khá cao, 0.912 trong vòng một năm, và giảm còn 0.727 trong năm thứ
    hai. Riêng với ERPT của CPI thì thấp hơn nhiều so với IMP, nhưng cũng khá cao, ở mức
    0.112 trong vòng mười hai tháng đầu, và giảm còn 0.094 trong vòng hai mươi bốn tháng.
    Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu với kết quả của VoVan Minh (2009) với hệ số
    ERPT đến CPI là 0.08, với IMP là 0.61 trong khoảng thời gian 1 năm đầu kể từ khi xảy
    ra cú sốc phá giá, và của Nguyễn Phi Lân (2010) thì khả năng giải thích của tỷ giá đối với
    lạm phát là khá ít, 5% sau 12 tháng và 8% sau 24 tháng. Nghiên cứu cũng thấy rằng lạm
    phát cao ở Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu là sự biến động của tỷ giá, của lãi
    suất, và do biến động của giá dầu.




    2
    1) Giới thiệu
    Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số quan trọng của nền kinh tế. Tỷ giá hối
    đoái có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau như
    thương mại, giá cả và ngân sách. Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của nó là
    tác động đến lạm phát. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát luôn là
    trọng tâm của các bài nghiên cứu. Theo đó, các bài nghiên cứu tập trung trả lời cho câu
    hỏi tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đến giá cả, hay yếu tố nào là nhân tố chính gây nên lạm
    phát trong thời kỳ này. Các bài nghiên cứu xoay quanh việc đo lường mức độ truyền dẫn
    cú sốc tỷ giá hối đoái đến giá cả trong nước như thế nào thông qua hệ số ERPT.
    ERPT được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong gia cả của nước nhập khẩu tính
    bằng nội tệ khi một phần trăm thay đổi trong tỷ giá giữa nước xuất khẩu và nước nhập
    khẩu (Goldberg & Knetter 1996).
    Nền kinh tế đối mặt với hiệu ứng truyền dẫn hoàn toàn khi có 1% phản ứng của
    giá cả đối với 1% cú sốc tỷ giá xảy ra. Và ngược lại là hiệu ứng truyền dẫn không hoàn
    toàn khi có ít hơn 1% thay đổi trong giá cả. Thực tế cho thấy rằng hiệu ứng truyền dẫn thì
    không hoàn toàn như trong nghiên cứu của Campa & Goldberg ( 2001).
    Tầm quan trọng của ERPT đã được đề cập khá nhiều ở nhiều bài nghiên cứu trước
    ở một số nước. Nhìn chung ERPT có hai vai trò chính là giúp dự báo khả năng lạm phát
    và ngụ ý trong điều hành chính sách tiền tệ, cái mà bất kỳ Ngân Hàng Trung Ương nào
    cũng cần trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình. Hiểu biết và đánh giá tốt
    ERPT ngân hàng trung ương có thể hiểu được ảnh hưởng, mức độ, thời gian của cú sốc tỷ
    giá đến lạm phát. Do đó, ngân hàng trung ương, đặc biệt là trong giai đoạn kiểm soát lạm
    phát là mục tiêu hàng đầu, có thể đáp ứng kịp thời các cú sốc với chính sách tiền tệ thích
    hợp để đạt được mục tiêu. Một mức độ ERPT thấp ngụ ý chi phí chuyển đổi trong chính
    sách tiền tệ trong nước thì thấp và chính sách tiền tệ thì hiệu quả khi đối phó với những
    cú sốc thực. Do đó Ngân Hàng Trung Ương ít quan tâm đến vấn đề tỷ giá hơn để tập
    trung cho các mục tiêu khác như tăng trưởng kinh tế hay gia tăng khả năng cạnh tranh




    3
    xuất khẩu. Mặt khác chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng khi mức độ ERPT cao khi quốc
    gia đó theo đuổi mục tiêu ổn định chính sách tiền tệ ( Campa& Goldberg 2002). Do đó nó
    thì quan trọng để biết và hiểu mức độ truyền dẫn cú sốc tỷ giá hối đoái đến giá cả và cú
    sốc được truyền dẫn với những mức độ khác nhau đến nền kinh tế.
    Như ta biết, tỷ giá là một trong những kênh truyền tải của chính sách tiền tệ,
    truyền dẫn tác động từ các công cụ đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ, trong
    đó, quan trọng nhất là mục tiêu ổn định giá cả. Và điều này thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...