Chuyên Đề đo lường mức cầu về việc sử dụng căn tin của sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh trường đại

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

    


    I. Cơ sở hình thành đề tài:

    Ăn uống, mua sắm là yêu cầu thiết yếu của con người nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất, tinh thần Nó không là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu đời sống đối với cộng đồng. Đối với sinh viên, thì việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm là điều hết sức quan trọng, mà còn phải phù với thu nhập và khả năng thanh toán của họ. Qua thực tế, những căn tin ở các trường tiểu học, trung học và kể cả trường phổ thông nơi tôi từng học và qua những bài báo ở các trường đại học, sinh viên phản ánh rất nhiều về căn tin không phải dành cho học sinh, sinh viên mà dành cho những người có thu nhập cao, mà thực phẩm không hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trên báo trang của VIỆT BÁO đã phản ánh: đa số sinh viên đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh không “mặn mà” lắm với căn tin. Đối vớisinh viên, tiết kiệm là “quốc sách” thì 7000 đồng/dĩa cơm là không kinh tế so với túi tiền eo hẹp của họ. Nhiều sinh viên không dám bước vào căn tin vì căn tin trường mắc quá, bởi vì 8000 đồng chứ có ít đâu. Sinh viên mà ăn một bữa như vậy thì có mà nghỉ ăn sáng gần một tuần. Hiện tại trường Đại Học An Giang, thì việc ăn uống và mua sắm vật dụng cho học tập rất khó khăn và bất tiện cho sinh viên. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.

    II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

    1. Mục tiêu nghiên cứu:

    Nhằm đo lường mức cầu về căn tin của sinh viên khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang.

    2. Phạm vi nghiên cứu:

    2.1. Đối tượng nghiên cứu:

    Tập trung phỏng vấn sinh viên khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh hệ chính

    quy.

    2.2. Không gian nghiên cứu:

    Cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

    2.3. Thời gian nghiên cứu:

    Dự án nghiên cứu bắt đầu từ 10/3/2010 và kết thúc ngày 30/5/2010

    III. Phương pháp nghiên cứu:

    Phương pháp thu thập số liệu (với cỡ mẫu là 80 sinh viên, được phỏng vấn trực tiếp thông qua bản câu hỏi)

    Để có được số liệu, thì công việc nghiên cứu thông qua hai bước :

     Phỏng vấn thử: với bản phòng vấn soạn nháp với cỡ mẫu từ 10 – 15 sinh viên, nhằm điều chỉnh và bỏ bớt các biến không cần thiết dùng để đo lường trong nghiên cứu.

     Nghiên cứu chính thức: phỏng vấn trực tiếp trên bản câu hỏi đã hoàn chỉnh ở bước phỏng vấn thử với cỡ mẫu 80 sinh viên. (Sử dụng công cụ excel trong quá trình phân tích và xử lý dữ liệu)

    IV. Ý nghĩa:

    Đối với nhà đầu tư có dự định đấu thầu vào việc kinh doanh căn tin ở trường Đại Học An Giang thì đề tài này có thể cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...