Đồ Án đo điện trở, đo điện dung-điện cảm, đo công suất(báo cáo thí nghiệm)

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: đo điện trở, đo điện dung-điện cảm, đo công suất(báo cáo thí nghiệm)​
    Information
    Trường Đại Học Bách Khoa Tp HCM
    Khoa Khoa Học Ứng DụngPFIEV
    BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
    Bài thí nghiệm số 1
    ĐO ĐIỆN TRỞ

    Sinh viên: Vũ Huy Phong
    MSSV: 40201931
    Nhóm
    ĐO ĐIỆN TRỞ
    I. Tóm lược :
    Tùy theo dãy trị số và đặc tính của điện trở mà ta có thể áp dụng các phương pháp đo đạc khác nhau: đo nóng ngay tại trạng thái hoạt động hoặc đo nguội khi điện trở đã tháo khỏi mạch.
    II. Tiến hành thí nghiệm
    1. Phương pháp Volt-Ampère :

    Dùng phương pháp rẽ ngắn và rẽ dài để đo trị số các điện trở sau:
    - Bóng đèn.
    - Điện trở sứ.
    - Điện trở dây quấn.
    Mỗi điện trở tiến hành đo khoảng 5 lần khi tăng điện áp từ 0V đến 200V
    Sơ đồ thí nghiệm: Tiến hành ráp mạch như hình vẽ tương ứng trong hai trường hợp rẽ ngắn và rẽ dài.


    Ta thấy rẽ ngắn và rẽ dài chỉ khác nhau ở vị trí mắc của Vôn kế trước hay sau Ampère kế mà thôi.Nhưng điều đó dẫn đến một số tính chất khác nhau của 2 phương pháp mà ta sẽ so sánh sau đây.
    Ta hãy so sánh 2 cách đo trên về mặt lý thuyết :
    Rẽ ngắn:

    Ta thấy,chỉ có điện trở nội của Vôn kế là có ảnh hưởng đến kết quả của phép đo R.Để ảnh hưởng này là nhỏ nhất thì điều kiện là R << RV (thích hợp đo những điện trở nhỏ).
    Rẽ dài :

    Ta thấy,chỉ có điện trở nội của Ampère kế là có ảnh hưởng đến kết quả đo.Để ảnh hưởng này là nhỏ thì diều kiện là R >> RA (thích hợp đo những điện trở lớn).
    Kết quả thí nghiệm:
    Ta tiến hành điều chỉnh giá trị của điện thế với các giá trị của điện áp từ 0 đến 200V. Khi đó ta đọc giá trị trên Ampère kế ta được giá trị của cường độ dòng điện I(A)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...