Tiểu Luận Đo đặc tính lực cản chuyển động của xe trên đường bằng phương pháp lăn trơn và đo đặc tính lực kéo ở

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Môn học “Thí nghiệm Ôtô& Máy công trình” có một vai trò quan trọng trong ngành Động lực,giúp sinh viên kiểm tra lại lý thuyết mà mình đã được học, đồng thời hiểu rõ hơn về phương pháp đo các đại lượng vật lý trong lý thuyết ôtô. Điều đó giúp một kỹ sư trong tương lai dễ dàng tiếp cận với các công nghệ mới.
    Sau khi học môn “Thí nghiệm Ôtô & Máy công trình”, sinh viên sẽ làm bài thực hành môn “Thí nghiệm Ôtô & Máy công trình”.Trong bài báo cáo này, em thực hiện đo đặc tính lực cản chuyển động của xe trên đường bằng phương pháp lăn trơn và đo đặc tính lực kéo ở bánh xe chủ động. Với bản thân em còn hạn chế về mặt kiến thức nên bài báo cáo không tránh được những sai sót. Rất mong sự chỉ dạy thêm của quý thầy.
    Sau cùng, em xin chân thành cám ơn thầy Lê Văn Tụy cùng thầy Phùng Minh Nguyên đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình em làm thí nghiệm của môn học này.

    Đà Nẵng, ngày 08 tháng 11 năm 2011.
    Sinh viên thực hiện


    Nguyễn Thanh Hoàng








    Phần 1
    ĐO ĐẶC TÍNH LỰC CẢN CHUYỂN ĐỘNG CỦA XE TRÊN ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LĂN TRƠN
    1.1. Cơ sở lý thuyết:[​IMG]
    Hình 1.1: Các lực tác dụng lên ô tô chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang.
    Các ký hiệu ở hình 1:
    L – Chiều dài cơ sở của xe [m].
    a – Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước [m].
    b – Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước [m].
    Z[SUB]1[/SUB] – Phản lực pháp tuyến từ mặt đường tác dụng lên cầu trước [ N].
    Z[SUB]2[/SUB] – Phản lực pháp tuyến từ mặt đường tác dụng lên cầu sau [ N].
    F[SUB]f1[/SUB] – Lực cản lăn ở hai bánh trước [ N].
    F[SUB]f2[/SUB] – Lực cản lăn ở hai bánh sau [ N].
    F[SUB]K[/SUB] – Lực kéo tiếp tuyến tại bánh xe chủ động [ N]
    F[SUB]ω[/SUB] – Lực cản không khí [ N].
    G – Trọng lượng của xe [ N].




    Khi xe chuyển động phải chịu các lực cản sau:
    - Lực cản lăn F[SUB]f[/SUB] : là lực phát sinh do có sự biến dạng của lốp và đường, do sự tạo thành vết bánh xe trên đường và do sự ma sát ở bề mặt tiếp giữa lốp và đường. Để đơn giản, người ta coi lực cản lăn là ngoại lực tác dụng lên bánh xe khi nó chuyển động, và đuợc xác định theo công thức:
    F[SUB]f [/SUB]= F[SUB]f1[/SUB] + F[SUB]f2[/SUB]
    = Z[SUB]1[/SUB].f[SUB]1[/SUB]+Z[SUB]2[/SUB].f[SUB]2[/SUB]
    Trong đó:
    Z[SUB]1[/SUB] – Phản lực pháp tuyến từ mặt đường tác dụng lên cầu trước .
    f[SUB]1[/SUB] – Hệ số cản lăn ở bánh xe trước.
    Z[SUB]2[/SUB] – Phản lực pháp tuyến từ mặt đường tác dụng lên cầu sau.
    f[SUB]2[/SUB] – Hệ số cản lăn ở bánh xe sau.
    Hệ số cản lăn có thể là hàm bậc nhất hoặc bậc hai theo vận tốc, được xác định như sau:
    [​IMG]
    Nếu coi hệ số cản lăn ở bánh trước và bánh sau là như nhau, thì ta có:
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...