Luận Văn Đo biến dạng chi tiết tròn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Ác Niệm, 4/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞĐẦU

    Trên thực tế, các bề mặt có dạng hình trụ và cầu chiếm một tỉ lệ khá lớn

    trong các sản phẩm cơ khí, đăc biệt là các chi tiết có độ chính xác cao, đòi hỏi độ

    tròn đôi khi dưới 1àm nhưổ bi, bề mặt trục lắp với ổ bi, pittông, xi lanh, bơm

    cao áp, thấu kính quang học

    Trước kia đểđo biên dạng và kiểm tra độ tròn của các chi tiết này người ta

    thường dùng các phương pháp đo cổđiển như là: Phương pháp hai tiếp điểm (sử

    dụng panme,đồng hồ số ), phương pháp ba tiếp điểm (sử dụng khối V) Các

    phương pháp này có khả năng phát hiện độ tròn tương đôi tốt, nhưng chỉ thích

    hợp với những bề mặt không bị khuyết, năng suất và hiệu quả công việc không

    cao. Đặc biệt, khi cần đo những chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao, sai số gá đặt có

    thể vượt quá giới hạn cho phép. Để giải quyết khó khăn này cần có một phương

    pháp và thiết bịđo mà ởđó, khi thực hiện thao tác đo không cần phải quan tâm

    đến vấn đề gá đặt tâm chi tiết trùng với tâm của bàn đo.

    Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật như ngày nay,đặc biệt là ngành

    công nghệ thông tin,kĩ thuật điện tử thì việc ghép nối với máy tính để qua đó sử lí

    các số liệu đo sẽ trở nên đơn giản và hiệu qủa hơn rất nhiều. Chính từ những khả

    năng ưu việt như vậy đã cho ra đời một thiết bịđo đáp ứng được hầu hết các yêu

    cầu kĩ thuật khắt khe mà với những phép đo thông thường khó có thểđáp ứng

    được, đó là máy đo biên dạng chi tiết tròn. Độ tròn và biên dạng của chi tiết đo

    được xác định một cách chính xác thông qua bộ xử lí số liệu đo đã được lập trình

    và cài đặt sẵn trong máy tính.

    Mặc dù máy đo biên dạng chi tiết tròn có nhiều tính năng mà với các phép

    đo thông thường khó có thể thực hiện một cách chính xác , song trong tình hình

    thực tế sản xuất cơ khí ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở nào đưa các tính năng

    ưu việt của máy áp dụng vào trong sản xuất bởi vì giá thành của nó rất cao. Việc

    tìm hiểu và khai thác các tính năng của nó cũng chưa được quan tâm lưu ý nhiều

    bởi một số các khó khăn khác nhau.

    Nội dung đề tài tốt nghiệp là tìm hiểu về cơ sở thiết kế, nguyên lí hoạt

    động của phương pháp đo và mô hình máy tại phòng nghiên cứu đo lường của bộ

    môn cơ khí Chính Xác và Quang Học_ khoa cơ khí_ trường Đại Học Bách

    Khoa Hà Nội. Trong suốt qúa trình tìm hiểu và nghiên cứu về máy đo độ tròn

    chúng em đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình cùng những ý kiến đóng góp đầy

    qúy báu của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là sự hướng dẫn đầy nhiệt

    tâm của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn Nguyễn Văn Vinh đã giúp đỡ chúng em

    hoàn thành đồ án này. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến

    các thầy , các cô. Kính chúc các thầy, các cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục

    dậy dỗ, chỉ bảo và hướng dẫn những trang lứa sinh viên như chúng em ra trường,

    tạo điều kiện cho chúng em được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình

    cho xã hội, cho đất nước

    Đồ án dài 44 trang, chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

    • a3.rar
      Kích thước:
      464.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...