Tiến Sĩ Đo Áp Lực Nội Sọ Trong Xuất Huyết Não Tự Phát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. Phương pháp theo dõi áp lực nội sọ . 4
    1.1.1. Giới thiệu . 4
    1.1.2. Lịch sử phát triển 4
    1.1.3. Áp lực nội sọ 6
    1.1.4. Áp lực tưới máu não . 9
    1.1.5. Chỉ định theo dõi ALNS . 10
    1.1.6. Các phương pháp đo ALNS xâm lấn 11
    1.1.7. Biến chứng . 17
    1.1.8. Chọn lựa thiết bị đo ALNS . 20
    1.2. Xuất huyết não tự phát . 22
    1.2.1. Giới thiệu . 22
    1.2.2. Phân loại . 22
    1.2.3. Sinh lý bệnh 24
    1.2.4. Các đặc điểm lâm sàng . 26
    1.2.5. Chẩn đoán 27
    1.2.6. Điều trị . 28
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 45
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 45
    2.1.1. Cỡ mẫu . 45
    2.1.2. Kỹ thuật chọn mẫu 45
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 46
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 46
    2.2.2. Thu thập số liệu 46
    2.3. Xử lý và phân tích số liệu thống kê 63
    2.4. Đạo đức nghiên cứu . 64
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
    3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu . 65
    3.1.1. Tỉ lệ nam nữ trong nghiên cứu 65
    3.1.2. Tuổi 66
    3.1.3. Tiền sử . 67
    3.1.4. Thời điểm nhập viện . 67
    3.1.5. Phân nhóm theo giờ nhập viện 68
    3.2. Đặc điểm lâm sàng 69
    3.2.1. Tính chất khởi phát . 69
    3.2.2. Triệu chứng lâm sàng . 70
    3.2.3. Tình trạng tri giác nhập viện . 71
    3.2.4. Tình trạng hô hấp lúc nhập viện 72
    3.2.5. Điểm Glasgow lúc nhập viện 72
    3.2.6. Đặc điểm hình ảnh học CT scan . 73
    3.2.7. Suy giảm thần kinh muộn . 77
    3.3. Đặc điểm phương pháp đặt catheter theo dõi ALNS . 80
    3.3.1. Thời gian đặt catheter sau tai biến 80 3.3.2. Thời gian lưu catheter theo dõi ALNS 81
    3.3.3. Vị trí đặt catheter 71
    3.3.4. Biến chứng sau đặt catheter 81
    3.4. Đặc điểm điều trị . 82
    3.4.1. Phương pháp điều trị 82
    3.4.2. Đặc điểm điều trị chống phù não 82
    3.4.3. Tỉ lệ dùng thuốc vận mạch 83
    3.4.3. Đặc điểm phẫu thuật . 84
    3.4.4. Thời gian từ khởi phát đến khi phẫu thuật 84
    3.4.5. Phân nhóm thời gian từ khởi phát đến khi phẫu thuật . 85
    3.5. Đặc điểm khác . 86
    3.6. Tử vong và biến chứng nằm viện . 86
    3.7. Kết quả GOS xuất viện, 3 tháng, 6 tháng . 87
    3.8. Kết quả ALNS trong nghiên cứu . 88
    3.8.1. Nhóm điều trị nội . 88
    3.8.2. Nhóm phẫu thuật 92
    3.8.3. So sánh giữa 2 nhóm 98
    Chương 4. BÀN LUẬN 103
    4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu . 105
    4.1.1. Tuổi và giới 105
    4.1.2. Tiền sử . 107
    4.1.3. Giờ nhập viện sau tai biến 109
    4.2. Đặc điểm lâm sàng 111
    4.2.1. Tính chất khởi phát và triệu chứng lâm sàng 111
    4.2.2. Tình trạng tri giác và hô hấp lúc nhập viện . 111
    4.2.3. Đặc điểm hình ảnh CT scan 113
    4.2.4. Kết quả thần kinh xấu đi . 116
    4.3. Đặc điểm phương pháp đặt catheter theo dõi ALNS 117
    4.3.1. Thời gian và vị trí đặt catheter 117
    4.3.2. Biến chứng do đặt catheter . 118
    4.4. Đặc điểm điều trị . 123
    4.4.1. Phương pháp điều trị 123
    4.4.2. Biến chứng và tử vong 126
    4.4.3. Kết quả GOS 127
    4.4.4. Kết quả ALNS trong nghiên cứu 130
    4.4.5. Các mối tương quan 134
    KẾT LUẬN . 138
    HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU . 141
    KIẾN NGHỊ 142
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đột quỵ đứng đầu trong các bệnh thần kinh về mặt tử vong và di
    chứng, là nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở người lớn (> 40 tuổi) sau
    bệnh tim thiếu máu cục bộ và ung thư ở các nước phát triển [63]. Theo thông
    báo của Bộ Y Tế về tử vong ở 6 bệnh viện lớn tại Hà Nội những năm 80-90
    cho thấy đột quỵ là nguyên nhân chủ yếu. Tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
    1990-1991 tỉ lệ tử vong tại khoa Nội Thần Kinh là 30% đến 1999-2000 là
    20% [4-6][8][9].
    XHN chiếm khoảng 10-15% tất cả đột quỵ ở châu Âu, Mỹ, Úc và
    khoảng 20-30% ở châu Á. Trong một nghiên cứu trên dân số gần đây, tần suất
    chung của XHN ước tính là 12-15 trường hợp trên 100.000 dân [3]. Tỉ lệ cao
    nhất ở châu Á, trung bình ở người da đen và người da trắng thấp nhất
    (120/100.000 tại Nhật Bản, 17,5/100.000 người da đen và 13,5/100.000 da
    trắng) [42]. XHN tự phát ảnh hưởng đến một nhóm bệnh nhân trẻ tuổi hơn so
    với đột quỵ thiếu máu não và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong tất cả đột quỵ.
    Hơn 50% bệnh nhân tử vong và một nửa trong số những người sống sót bị tàn
    tật nghiêm trọng gây tốn kém cho cá nhân và xã hội [101].
    Ở Việt Nam, tỉ lệ đột quỵ trung bình hằng năm là 416/100.000 dân, tỉ lệ
    mới mắc là 152/100.000 dân. Trong đó, XHN chiếm 40,42%, tỉ lệ tử vong
    chung khoảng 30% [8]. Mặc dù có những nỗ lực không ngừng để tìm biện
    pháp can thiệp tối ưu nhất nhưng lựa chọn điều trị vẫn còn rất hạn chế và kết
    quả vẫn còn rất xấu. Theo các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong
    do XHN vẫn không giảm. Nghiên cứu của Trần Công Thắng (2001) tử vong
    do XHN là 73,5% sau 2 tuần. Đỗ Văn Vân (2011) tử vong do XHN là 45,7%. Cao Thi Phong, Lê Duy Phong (2012) tử vong do XHN là 34,6% cao gấp 3



    lần nhồi máu não [3][8].
    Điều trị XHN chưa khoa học và còn mâu thuẫn [101]. Mặc dù đã có
    nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng vẫn thiếu một phương pháp điều trị
    cụ thể tối ưu bao gồm điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Vì không có đủ bằng
    chứng thuyết phục về lợi ích từ bất kỳ phương pháp điều trị nội khoa nào và
    vai trò của phẫu thuật vẫn còn chưa thống nhất. Những nghiên cứu gần đây
    nhấn mạnh việc điều trị tích cực có thể tác động trực tiếp lên tỉ lệ biến chứng
    và tử vong của XHN [68]. Vấn đề chính là phải theo dõi sát bệnh nhân để đưa
    ra quyết định điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc thăm khám
    lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: CT Scan, MRI sọ
    não thì đo ALNS ở bệnh nhân XHN là một phương pháp theo dõi chính xác
    và khách quan thường được áp dụng ở các nước phát triển. Theo dõi ALNS
    trên bệnh nhân XHN giúp phẫu thuật viên thần kinh cũng như bác sĩ hồi sức
    thần kinh đưa ra thời điểm quyết định chính xác về can thiệp ngoại khoa hay
    bảo tồn.
    Tình hình nghiên cứu về theo dõi ALNS trong XHN tự phát tại Việt
    Nam và trên thế giới:
     Tại Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về theo
    dõi ALNS trong XHN tự phát.
     Trên thế giới cũng không nhiều nghiên cứu về vấn đề này:
    - Nghiên cứu của Janny P., Papo J., Colnet và Barretto (1982) trên 60
    bệnh nhân XHN tự phát được đặt catheter theo dõi ALNS chia thành 2 nhóm
    điều trị nội bảo tồn và phẫu thuật. Kết luận: Chỉ theo dõi một mình ALNS
    không đủ để hướng dẫn điều trị XHN [53]. - Nghiên cứu của Fernandes HM., Banister K., Chambers, Wooldridge
    T., Gregson B. Và Mendelow AD. (2000) trên 62 bệnh nhân XHN tự phát có
    đặt catheter theo dõi ALNS liên tục ghi nhận ALNS trung bình trước phẫu
    thuật có liên quan đến kết quả thần kinh xấu đi, tử vong trong vòng 3 ngày
    đầu và kết quả GOS ở thời điểm xuất viện. Điều trị phẫu thuật lấy ổ xuất
    huyết giảm ALNS và cải thiện ALTMN đáng kể có thể đóng 1 vai trò làm
    giảm tử vong và cải thiện kết quả sau XHN tự phát [34].
    - Nghiên cứu của Swamy MN. (2007) trên 60 bệnh nhân XHN tự phát
    có đặt catheter theo dõi ALNS kết luận vị trí xuất huyết, các bệnh lí đi kèm
    khác và GCS nhập viện là những chỉ dẫn quan trọng hơn thể tích ổ xuất huyết.
    Phẫu thuật ưu thế hơn ở những trường hợp xuất huyết ở bề mặt và tiểu não và
    việc theo dõi ALNS giúp chọn lựa phương pháp điều trị tốt hơn là dựa trên
    thể tích ổ xuất huyết [109].
    Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao chiến lược điều trị bệnh nhân ngày
    càng tốt hơn giúp giảm tỉ lệ tử vong và di chứng của XHN tự phát chúng tôi
    tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đo áp lực nội sọ trong
    xuất huyết não tự phát” với các mục tiêu nghiên cứu gồm:
    1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học bệnh nhân xuất huyết
    não tự phát.
    2. Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân xuất huyết não tự phát có
    sử dụng phương pháp đo ALNS dựa trên thang điểm đánh giá kết
    quả Glassgow (GOS).
     
Đang tải...