Đồ Án Đồ án xử lý nước thải giết mổ Công ty Vissan

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG
    1. Đặt vấn đề
    Nguồn gốc mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế
    giới cũng như ở nước ta là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài người. Các
    hoạt động này một mặt làm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người , mặt khác lại
    đang tạo ra hàng loạt khan hiếm , cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm ,
    suy thoái môi trường khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ môi trường trở thành
    vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới.
    Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
    nước. Nền kinh tế thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế ,
    trong đó có ngành chế biến lương thực , thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục
    vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cũng
    tạo ra một lượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng là một trong những nguyên nhân gây ra ô
    nhiễm môi trường chung của đất nước. Cùng với ngành công nghiệp chế biến lương
    thực, thực phẩm thì ngành giết mổ cũng trong tình trạng đó. Do đặc điểm công nghệ
    của ngành, ngành giết mổ đã sử dụng một lượng nước khá lớn trong quá trình chế biến.
    Vì vậy, ngành đã thải ra một lượng nước khá lớn cùng với các chất thải rắn, khí thải.
    Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do ngành chế biến thuỷ sản thải trực tiếp ra môi trường
    đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý môi trường. Nước bị nhiễm bẩn sẽ
    ảnh hưởng đến con người và sự sống của các loài thuỷ sinh cũng như các loài động thực
    vật sống gần đó. Vì vậy, việc nghiên cứu xử lý nước thải ngành giết mổ cũng như các
    ngành công nghiệp khác là một yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối với những nhà
    làm công tác bảo vệ môi trường mà còn cho tất cả mọi người chúng ta.
    2. Mục đích
    Với hiện trạng môi trường như vậy, vấn đề nghiên cứu công nghệ thích hợp xử lý
    nước thải cho ngành giết mổ là cần thiết. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích
    nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý thích hợp cho một trường hợp cụ thể, đó là
    Công ty Vissan.
    3. Phạm vi
    Việc ứng dụng công nghệ xử lý chung cho một ngành công nghiệp là rất khó khăn ,
    do mỗi nhà máy có đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu nên thành
    phần và tính chất nước thải khác nhau. Phạm vi ứng dụng của đề tài là xử lý nước thải
    của Công ty Vissan và một số công ty khác nếu có cùng đặc tính chất thải đặc trưng.
    Chương II
    TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẾT MỔ VÀ CÁC VẤN
    ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
    1. Các loại chất thải và ô nhiễm chủ yếu, nguồn gốc :
    Nước thải: nguồn gốc
    - Nước thải từ quá trình sản xuất
    - Nước vệ sinh thiết bị nhà xưởng
    - Nước sinh hoạt cho các công nhân của nhà máy
    Nước thải của các cơ sở giết mổ có nồng độ chất rắn cao, BOD và COD khá cao và
    luôn luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nito,
    photpho. Các hợp chất hữu cơ này làm tăng độ phì của nước đồng thời dễ bị phân hủy
    bởi các vi sinh vật , gây mùi hoi thúi và làm ô nhiễm nguồn nước.
    Nước thải của các cơ sở chế biến thịt cá thường chứa một lượng lớn vi sinh vật. Nếu
    không có biện pháp xử lý thì rất dễ gây ô nhiễm bởi các vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ
    độc nguồn nước sử dụng.
    Ngoài ra ngành giết mổ là một ngành đòi hỏi sử dụng nước rất nhiều, hầu như các công
    đoạn xử lý nguyên liệu đều có nhu cầu dùng nước như:
    - Khâu rửa sơ bộ nguyên liệu
    - Khâu làm rã nước đá đông lạnh
    - Khâu xử lý nguyên liệu
    - Khâu chế biến như hấp, luộc
    Nước thải của công nghệ chế biến thịt gần giống nước thải sinh hoạt nhưng có
    độ nhiễm cao hơn nhiều. Chúng có nồng độ dầu mỡ, axit béo rất cao, ngoài ra còn có
    chất tẩy rửa, lông
    Nước thải giết mổ còn chứa chất dinh dưỡng như Protein, khi diamin hoá tạo ra
    NH3 vì thế nước thải can phải được nitrit hoá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...