Đồ Án đồ án tốt nghiệp "thiết kế động cơ không đồng bộ vạn năng"

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
    VẠN NĂNG
    Thực chất của việc thiết động cơ không đồng bộ vạn năng là thiết kế động

    cơ không đồng bộ ba pha và một pha. Do đó ta đi tìm hiểu động cơ không đồng

    bộ vạn năng như sau:

    Trong thực tế khi không có động cơ một pha ta sử dụng động cơ ba pha để

    làm việc với lưới điện một pha. Trong trường hợp này cuộn dây ba pha được nối

    với phần tử lệch pha theo một sơ đồ nhất định để tạo ra từ trường quay, thông

    thường là từ trường quay không đối xứng. Trên hình 3.20 vẽ các sơ đồ mạch

    điện khác nhau thường gặp của động cơ không đồng bộ ba pha khi làm việc với

    lưới điện một pha. Các sơ đồ hình 3.20a, b, c sử dụng khi các pha của cuộn dây

    stato nối cứng hình sao, các sơ đồ hình 3.20 d, d’, e được sử dụng khi cuộn dây

    stato nối cứng theo hình tam giác. Các sơ đồ c, e được coi là tốt nhất trong các

    sơ đồ trên vì có thể cho đặc tính khởi động và làm việc tương đối tốt nếu chọn

    đúng điện dung của tụ.

    Các sơ đồ 3.20 g, h được sử dụng trong trường hợp động cơ có sáu đầu ra.

    Khi mắc mạch dây quấn theo các sơ đồ trên động cơ gần như không khác so với

    động cơ hai pha thông thường: hai pha mắc nối tiếp tạo ra cuộn dây chính(cuộn

    dây làm việc), cuộn còn lại là cuộn phụ (cuộn khởi động) lệch pha 900 điện so

    với cuộn chính.

    Động cơ không đồng bộ vạn năng là động cơ có thể làm việc với lưới điện

    ba pha cũng như lưới điện một pha xoay chiều. Những động cơ này được chế tạo

    như những động cơ ba pha nhưng được tính tốn sao cho với sơ đồ mắc mạch

    nhất định có thể cho ra những đặc tính chấp nhận được khi làm việc với lưới

    Đồ án tốt nghiệp


    điện một pha. Thông thường khi nuôi bằng nguồn điện một pha động cơ có đặc

    tính làm việc và khởi động kém hơn và công suất chỉ bằng 70% đến 85% công

    suất của động cơ khi dùng nguồn ba pha.

    Cần chú ý rằng không phải bất cứ động cơ không đồng bộ ba pha nào

    cũng đều có thể chuyển sang làm việc với lưới điện một pha. Tỉ số răng rãnh

    giữa stato và gông rôto phải thích hợp không chỉ cho động cơ không đồng bộ

    rôto lồng sóc ba pha mà cả một pha.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...