Đồ Án Đồ án tốt nghiệp Thi công cọc khoan nhồi và tường vây

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đồ án tốt nghiệp Thi công cọc khoan nhồi và tường vây



    Nhiệm vụ thiết kế:

    - Thi công cọc khoan nhồi và tường vây.

    - Thi công phần ngầm. (Semi Topdown)

    - Thi công phần thân. (sàn ứng lực trước)

    - Lập tiến độ thi công công trình.

    - Thiết kế tổng mặt bằng.


    Các bản vẽ kèm theo :

    TC 01: Thi công cọc nhồi và đào đất

    TC 02: Thi công phần ngầm

    TC 03: Thi công phần ứng lực trước và vách

    TC 04: Thi công phần thân

    TC 05: Tổng tiến độ

    TC 06: Tổng mặt bằng







    Giới thiệu đặc điểm thi công công trình:

    1. Vị trí :

    Công trình được xây dựng trên một khu đất rộng 6713 m2 tọa lạc tại số 191 Bà Triệu. Trong đó diện tích xây dựng khoảng 4200 m2. Hình dạng khu dất là hình chữ nhật khá vuông vắn. Công trình được thiết kế với 02 tầng hầm, 21 tầng nổi và 01 tầng kĩ thuật mái, với tổng chiều cao +88,70m.

    - Mặt chính (hướng tây)của toà nhà quay mặt ra phố Bà Triệu.

    - Hướng bắc tiếp giáp với phố Mai Hắc Đế.

    - Hướng Nam tiếp giáp với phố Thái Phiên.

    - Hướng Đông tiếp giáp với một đường dự kiến xây dựng thông từ phố Bùi Thi Xuân sang phố Thái Phiên.

    Công trình nằm ở giữa các ngã tư là tuyến giao thông chính trong nội thành Hà Nội nên tương đối thuận lợi cho việc thi công.

    Địa hình trong thành phố, bằng phẳng.

    2. Kết cấu:

    Sơ đồ kết cấu là sơ đồ khung giằng kết hợp lõi chịu lực, hệ sàn dự ứng lực trước bắt đầu từ sàn tầng 2-22, bước cột là có nhiều kích thước 9m, 10m. Sàn tầng hầm 1, tầng1 là hệ sàn ô cờ.

    Móng sử dụng kết hợp cọc khoan nhồi (1,0m; 1,2m), cọc barrette(1,2x2,8m), tường vây được sử dụng với mục đích chính là chắn đất cho quá trình thi công và kết hợp làm tường tầng hầm. Cọc dài 49,75 m, tường sâu 15,75 m so với cốt 00.

    3. Điều kiện địa chất thuỷ văn:

    Mực nước ngầm ở độ sâu –10m so với cốt 0,00, do đó khi thi công phần móng không cần có các biện pháp hạ mực nước ngầm trong quá trình thi công. Chỉ chịu ảnh hưởng của nước mặt.

    4. Hệ thống giao thông điện nước:

    Giao thông: Cơ bản là thuận lợi do công trình nằm ngay tại mặt đường của các tuyến phố chính thành phố, rất thuận lợi cho việc di chuyển máy móc, tập kết vật liệu trong quá trình thi công. Tuy nhiên do công trình nằm trong khu vực nội thành nên sự vận chuyển xe, máy phải tuân theo các yêu cầu của thành phố, như các khoảng thời gian cho sự vận chuyển bê tông, cần trục, máy móc, thiết bị. Các nguồn cung cấp vật liệu như bê tông, cốt thép, ván khuôn, các phương tiện vận chuyển gần và dễ huy động.

    Điện nước: Sử dụng mạng lưới cung cấp của thành phố do cơ sở hạ tầng có sẵn. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc thi công liên tục và độc lập có thể bổ sung thêm 1 giếng khoan, một trạm phát điện di động nếu như tính toán thấy cần thiết.

    5. Máy móc, thiết bị, vật tư

    Giả thiết ở đây là có thể trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, kỹ thuật tốt nhất theo yêu cầu của người thi như các máy đào cọc Barrrette, tường vây, máy khoan cọc nhồi, máy đào đất, chuyển đất, cần trục, máy đổ bê tông Các loại máy móc ở đây lựa chọn chủ yếu dựa trên những yêu cầu về kỹ thuật mà không hoặc ít chú ý đến vấn đề kinh tế và điều kiện khả năng cung cấp máy móc thiết bị của một công trường hay doanh nghiệp trong điều kiện thực tế.

    Các vật tư, vật liệu chuyên dụng như bentonite, sản phẩm chống thấm, bê tông trường nở . được sử dụng với giả thiết có thể được cung cấp một cách đầy đủ.

    6. Các điều kiện khác

    Do công trình nằm ở khu vực trung tâm thành phố, sát với khu dân cư và các trục đường giao thông nên chú ý trong quá trình sử dụng các phương tiện thi công giảm thiểu các ô nhiễm về môi trường. Mặt khác cần có biện pháp che chắn, cách ly các máy móc gây ô nhiễm và kết hợp với an ninh, trật tự, vệ sinh của khu vực và thành phố. Việc thi công phần ngầm thường có khả năng gây ra các tai nạn cho người thi công vì vậy cần đặc biệt chú ý tới các biện pháp an toàn lao động.

    A. thi công phần ngầm:

    Nhiệm vụ thi công phần ngầm:

    - Thi công cọc khoan nhồi.

    + Các phương án thi công cọc.

    + Tính toán khối lượng: Bêtông, thép, thời gian, nhân công/máy.

    + Công nghệ thi công cọc.

    + Các sự cố thường xảy ra.

    + Biện pháp quản lý chất lượng cọc.

    + Chọn máy.

    + Sơ đồ di chuyển máy

    - Thi công tường vây, cọc barrette.

    + Các phương án thi công cọc.

    + Tính toán khối lượng: Bêtông, thép, thời gian, nhân công/máy.

    + Công nghệ thi công cọc.

    + Các sự cố thường xảy ra.

    + Biện pháp quản lý chất lượng cọc.

    + Chọn máy.

    + Sơ đồ di chuyển máy

    - Thi công đất:

    + Các phương án đào, lụa chọn.

    + Tính toán khối lượng: Đất

    + Sơ đồ di chuyển máy.

    + Biện pháp đào, sự cố.

    - Thi công các kết cấu hầm móng:

    + Thi công hầm 1

    + Thi công hầm 2

    I. Sơ lược phương pháp thi công phần ngầm:

    Các phương án thi công phần ngầm:

    1. Theo phương pháp truyền thống:

    Phương pháp này là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ dưới lên. Đào đất đến cốt đáy móng thi công từ móng trở lên đến cốt 0.00.

    2. Phương pháp Top- Down:

    Phương pháp Top-down là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ trên xuống. Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu top-down. Nội dung phương pháp như sau:

    + Làm sàn tầng trệt trước khi làm các tầng hầm dưới. Dùng ngay đất đang có làm coppha cho sàn này nên không phải cây chống. Tại sàn này để một lỗ trống khoảng 2mx4m để vận chuyển những thứ sẽ cần chuyển từ dưới lên và trên xuống.

    + Khi sàn đủ cứng, qua lỗ trống xuống dưới mà moi đất tạo khoảng không gian cho tầng hầm sát trệt. Lại dùng nền làm coppha cho tầng hầm tiếp theo. Rồi lại moi tầng dưới nữa cho đến nền cuối cùng thì đổ lớp nền đáy.

    + Cốt thép của sàn và dầm được nối với tường nhờ khoan xuyên tường và lùa thép sau. Dùng vữa ximăng trộn với Sikagrout bơm sịt vào lỗ khoan đã đặt thép.

    3. Phương pháp Semi Top- Down: ( Phương án Chan):

    Là thi công kết hợp 2 phương pháp trên.

    Do thực tế thi công nhà cao tầng, các gói thầu thường tách riêng thi công phần ngầm, và phần thân, chính vì vậy áp dụng vào điều kiện công trường có 2 tầng hầm ta sử dụng phương pháp đào truyền thống cho tầng hầm 1 kể cả tường vây và làm TOP DOWN tầng hầm 2 để đẩy nhanh tiến độ, làm song song từ tầng hầm 1 đến cốt 0,00 và móng đến sàn tầng hầm 1.

    Vật liệu:

    Bê tông cho cọc là bê tông thương phẩm. Nhà thầu dự kiến sử dụng các nhà máy bêtông : Việt - úc, Vĩnh tuy, Sunway làm nhà thầu phụ cung cấp bê tông cho công trình.

    - Trước khi thi công phải trình cấp phối cho tư vấn, Bê tông được dùng là bê tông mác 300, thời gian từ lúc trộn tới lúc đổ không được vượt quá 3 giờ.

    - Bê tông phải có độ dính kết và linh động cao để khi đổ bằng ống đổ sẽ cho sản phẩm bê tông cọc tốt.

    - Độ sụt của bê tông 1,8 2 ( cm )

    - Tỷ lệ xi măng dùng cho một khối bê tông theo cấp phối đã trình.

    - Tỷ lệ nước- xi măng không vượt quá 0,6

    - Phụ gia dùng cho bê tông phải được bên tư vấn chấp nhận,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...