Đồ Án ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết “nắp chia dầu’ của bơm ca

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​ Hiện nay việc sửa chữa và sản xuất " bơm cao áp" ở trong nước thường sản xuất dưới dạng đơn chiếc và thủ công mà chưa có thiết bị chuyên dùng. Vì vậy việc nghiên cứu chi tiết, cụ thể về lĩnh vực " bơm cao áp" một cách nghiêm túc là rất cần thiết. Sau thời gian học tập tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Phúc, tôi đã chọn và được giao làm đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết “nắp chia dầu’ của bơm cao áp bít tông hướng trục”.
    Nội dung đồ án gồm 5 mục:
    A. Phân tích chi tiết gia công .
    B. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết “nắp chia dầu” của bơm cao áp piston.
    C. Tính lượng dư gia công.
    D. Tính toán thiết kế một số đồ gá đặt để gia công “nắp chia dầu” của bơm cao áp hướng trục.
    E. Tính toán thời gian công của các nguyên công.
    F. Được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo “Nguyễn Văn Phúc”,em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Do những hạn chế về tài liệu, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệp thực tế nên đồ án tốt nghiệp của em khó tránh khỏi được những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô và sự góp ý chân thành của bạn đọc.
    Em xin chân thành cảm ơn!



    A. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG
    I. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết ( nắp chia dầu).
    Dựa vào bản vẽ chi tiết (nắp chia dầu) và bản vẽ lắp của " bơm cao áp" piston hướng trục ta nhận thấy (nắp chia dầu) là một trong những chi tiết rất quan trọng .
    Do trục dẫn động và blốc có vị trí nghiêng đi một góc, nên khi trục dẫn động quay nó tạo ra cho bơm có một nửa chu kỳ hút và một nửa chu kỳ nén. Ta lại thấy blốc quay còn nắp chia dầu đứng yên và áp kín khít với nhau qua mặt cầu R187 nhờ các lò xo đĩa. Chính vì vậy khi làm việc (nắp chia dầu) sẽ có nhiệm vụ cung cấp áp suất thấp ở đường dầu vào để đi vào xi lanh trong quá trình hút và đưa dầu qua áp suất cao ở quá trình nén đến các cơ cấu chấp hành. Đồng thời nắp chia dầu lại được lắp với hệ điều khiển thuỷ lực để điều khiển góc nghiêng giữa trục dẫn động và blốc khi bơm chịu các tải trọng thay đổi.
    Chính vì vậy (nắp chia dầu) làm việc ở một điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Nó chịu ma sát ở các bề mặt làm việc, áp suất tác dụng vào các bề mặt có dầu đi qua lớn. Đồng thời khi làm việc dầu khi nến có thể nống lên với nhiệt độ cao. Do đó vật liệu được chọn chế tạo nắp chia dầu là thép hợp kim 40X để chống mài mòn và chống biến dạng cho (nắp chia dầu).
    Chi tiết có các bề mặt cơ bản cần phải gia công là: Mặt cầu R187, mặt trụ R103, bốn mặt bên, lỗ f 15, f 20, rãnh hình trám 20x28, rãnh tròn 16, rãnh trụ R32,5x12,4 và góc vát 150.
    Kích thước quan trọng chủ yếu của (nắp chia dầu) là thông số của hai mặt bên cách nhau 77 để làm dẫn hướng cho (nắp chia dầu) khi thay đổi góc nghiêng, mặt cầu R187 để áp kín khít với mặt cầu trên blốc, mặt trụ R103 để lắp kín khít với mặt trụ trên nắp ống cấp thoát dầu ( được lắp trên thân của bơm) và lỗ f15 để lắp với một chốt trụ để điều khiển cho nắp chia dầu trượt trên trụ R103.
    Nhìn chung ta có thể xác định những điều kiện kỹ thuật cơ bản của (nắp chia dầu) như sau:
    - Các mặt cầu R187 và mặt trụ R103 đạt độ nhám Ra = 0,32 ¸ 0,16.
    - Hai mặt bên cách nhau 77 mm đạt độ nhám Ra = 0,32 và độ không song song giữa hai mặt không vượt quá 0,01 mm trên 100 mm chiều dài. Đồng thời phải đảm bảo được dung sai khoảng cách giữa hai mặt không vượt quá 0,01 mm trên 100 mm chiều dài.
    - Bề mặt lỗ f15 đạt độ nhám Ra = 0,63 ¸ 0,32
    - Các bề mặt còn lại đạt độ nhám Ra = 10 ¸ 5.
    1. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu nắp chia dầu.
    Qua nghiên cứu và tìm hiểu, đánh giá và phân tích ta nhận thấy (nắp chia dầu) trên hoàn toàn hợp lý với thực trạng sản xuất tại việt nam hiện nay . các bề mặt của chi tiết hoàn toàn có thể gia công bằng các máy hiện có trên các phân xưởng sản xuất cơ khí.
    2. Xác định dạng sản xuất.
    Sản lượng hàng năm được xác định thao công thức sau:

    N = N1.m[​IMG]

    Trong đó:
    N : Số chi tiết được sản xuất trong một năm.
    N1: Sô sản phẩm sản xuất trong một năm, ở đây N1­­=52.
    m: Số chi tiết trong một sản phẩm . Do đo m = 16.
    b : số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ. Lây b = 5%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...