Đồ Án DỒ ÁN TỐT NGHIỆP nghiên cứu điều chỉnh chương trình động học máy, nhằm nâng cao độ chính xác tạo hìn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​ Hiện nay ở nước ta, các chi tiết và dụng cụ quang học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng .
    Công nghệ gia công chi tiết quang, trong các nguyên công gia công tinh, mài nghiền vẫn được coi là phương pháp có hiệu quả nhất cho phép đạt độ chính xác gia công cao trong khi thiết bị công nghệ ở trình độ thấp hơn.
    Vấn đề nâng cao độ chính xác gia công khi tạo hình bề mặt chi tiết quang bằng phương pháp mài nghiền, là vấn đề luôn được quan tâm. Vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố công nghệ gia công .
    Việc nâng cao độ chính xác tạo hình bề mặt chi tiết quang, theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng động học máy đến độ chính xác tạo hình bề mặt gia công là một trong những biện pháp hiệu quả cần được nghiên cứu .
    Trong phạm vi bản đồ án tốt nghiệp này, nghiên cứu điều chỉnh chương trình động học máy, nhằm nâng cao độ chính xác tạo hình bề mặt chi tiết quang khi mài nghiền chi tiết quang trên máy 4MB-250 (CHLB Đức).
    Trong quá trình thực hiện mặc dù đã cố gắng nhưng do điều kiện trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp, không hy vọng giải quyết được đầy đủ những mong muốn, vì vậy em mong được các thầy cô giáo tận tình hướng dẫn để bản đồ án này được hoàn thiện hơn.
    Nhân dịp này cho em gửi lời cám ơn tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Trọng Hùng, cùng toàn thể các thầy cô giáo Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học, Trung tâm Cơ khí Chính xác và Quang học nghiệp vụ - Cục Cơ khí và Điện tử nghiệp vụ - Bộ Công An đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và làm thiết kế tốt nghiệp để hoàn thành tốt bản đồ án này.
    Em xin chân thành cảm ơn !
    Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2005 Sinh viên thực hiện









    CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ MÀI NGHIỀN CHI TIẾT QUANG
    1.1. Tạo hình bề mặt chi tiết quang bằng phương pháp nghiền :
    Bề mặt chi tiết gia công có dạng :
    Mặt phẳng: bề mặt của đĩa dưới và đĩa trên là mặt phẳng.
    Mặt cầu: bề mặt của đĩa dưới và đĩa trên là mặt cầu.
    Tạo hình bề mặt chi tiết quang bằng phương pháp nghiền có thể được trình bày như sau:
    Bề mặt chi tiết gia công là phẳng: bề mặt dụng cụ là phẳng.
    Bề mặt chi tiết gia công là cầu:
    Nếu là cầu lồi: bề mặt dụng cụ là cầu lõm.
    Nếu là cầu lõm: bề mặt dụng cụ là cầu lồi.
    Có thể có hai trường hợp:
    Đĩa dưới là dụng cụ, tương ứng đĩa trên là chi tiết gia công.
    Đĩa trên là dụng cụ, tương ứng đĩa dưới là chi tiết gia công.
    Vật liệu dụng cụ vừa có khả năng mang hạt mài, găm hạt mài lại vừa chịu mài mòn. Vì vậy vật liệu dụng cụ thường làm bằng gang. Bột mài được cấp liên tục hoặc gián đoạn vào bề mặt chi tiết gia công và dụng cụ nghiền với các độ hạt khác nhau tuỳ theo từng nguyên công. Quá trình nghiền được bắt đầu kể từ lúc truyền cho chi tiết và dụng cụ một chuyển động tương đối, đảm bảo sự tiếp xúc giữa hai bề mặt chi tiết gia công và dụng cụ và dưới tác dụng của áp lực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...