Đồ Án đồ án tốt nghiệp nghành hệ thống điện "thiết kế lưới điện một khu vực" svth đặng phúc thọ đhbkhn

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2.Những số liệu về nguồn cung cấp:
    a.Nhà máy 1:
    ã Công suất đặt: P1=4x50=200MW
    ã Hệ số công suất: cosφ=0,85
    ã Điện áp định mức: Uđm=10kV
    b.Nhà máy 2:
    ã Công suất đặt: P2=3x50=150MW
    ã Hệ số công suất: cosφ=0,85
    ã Điện áp định mức: Uđm=10kV
    3.Những số liệu về phụ tải:
    Được biểu diễn như bảng sau

    Ta có các nhận xét như sau :
    Hệ thống được thiết kế gồm hai nhà máy, nhà máy loại nhiệt điện, cung cấp cho 9 phụ tải
    Đa số các phụ tải đều nằm ở giữa và lân cận hai nhà máy, đây là một điều kiện rất thuận lợi để đề ra các phương án nối dây, kết hợp với việc cung cấp điện cho các hộ phụ tải và nối liên lạc giữa hai nhà máy thành một hệ thống điện.
    Để đảm bảo cung cấp điện ta phải chú ý đến các hộ phụ tải, tính chất của các hộ tiêu thụ điện để có phương thức cung cấp điện nhằm đáp ứng được yêu cầu của các hộ dùng điện.
    Theo như sơ đồ bố trí vị trí các phụ tải và vị trí của các nhà máy điện ta thấy rằng:
    Phụ tải xa nguồn nhất đó là phụ tải 5&7 với khoảng cách tới nguồn là hơn 100km, còn phụ tải gần nguồn nhất là phụ tải 1 với khoảng cách tới nguồn I là 53,85km , và phụ tải 9 với khoảng cách tới nguồn II là 50,99km
    Các hộ phụ tải 1, 2, 5, 6,7 ở gần nhà máy điện I, nên phương án nối dây xu hướng do nhà máy nhiệt điện 1 cung cấp.
    Các hộ phụ tải còn lại ở gần nhà máy nhiệt điện II nên phương án nối dây chủ yếu do nhà máy này cung cấp.
    Nhà máy nhiệt điện I gồm 4 tổ máy, công suất mỗi tổ máy là 50MW, tổng công suất lắp đặt của nhà máy I là 200MW. Nhà máy nhiệt điện II gồm 3 tổ máy, công suất mỗi tổ máy là 50MW, tổng công suất lắp đặt của nhà máy II là 150MW.
    Nhà máy I chủ yếu cung cấp cho các hộ phụ tải 1, 2, 5 , 6 , 7 với tổng công suất khi phụ tải max là 132MW. Còn nhà máy II cung cấp chủ yếu cho các hộ phụ tải 6, 7, 8 , 9 với tổng công suất khi phụ tải cực đại là 114MW.
    Tổng công suất phát của 2 NM là : PF = 4.50 + 3.50 = 350MW.
    Giả thiết tất cả các phụ tải đều hoạt động hết công suất , thì tổng công suất phụ tải yêu cầu là : Ppt = 246 MW.
    Như vậy ở chế độ bình thường khi mà tất cả các tổ máy hoạt động thì lượng công suất của 2 NM cung cấp cho phụ tải là thoả mãn
    Do yêu cầu của ĐTC là tất cả các phụ tải đều phải được cấp điện từ 2 nguồn nên ta dùng đường dây 2 mạch.
    Tóm lại khi ta thiết kế mạng điện này ta cần chú ý các điều kiện sau:
    Phân tích và dự báo phụ tải phải chính xác.
    Đảm bảo cho nhà máy vận hành với công suất tối thiểu và ở chế độ cực đại thì phải thoả mãn nhu cầu của phụ tải.
    Đảm bảo được các điều kiện về khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa hình, giao thông vận tải.
    Đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các phụ tải
    Dựa vào khả năng cung cấp điện của các nhà máy và yêu cầu của các phụ tải ta định chế độ vận hành cho các nhà máy điện sao cho kinh tế nhất và đảm bảo ổn định cho hệ thống.

    CHƯƠNG 2 :
    Cân bằng sơ bộ công suất
    Tính bù cưỡng bức công suất phản kháng

    Để hệ thống điện làm việc ổn định đảm bảo cung cấp điện cho các hộ phụ tải điện thì nguồn điện phải đảm bảo cung cấp đủ công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q cho các hộ phụ tải, tức là ở mỗi thời điểm nào đó phải luôn luôn tồn tại sự cân bằng giữa công suất phát và công suất tiêu thụ của các hộ phụ tải và công suất tiêu tán trên các phần tử của hệ thống. Mục đích của phần này là ta tính toán xem nguồn phát có đáp ứng đủ công suất tác dụng và công suất phản kháng cho các hộ phụ tải không? Từ đó định ra phương thức vận hành cho nhà máy cũng như lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cũng như chất lượng điện năng tức là bảo đảm tần số và điện áp luôn luôn ổn định trong giới hạn cho phép.

    2.1. Cân bằng công suất tác dụng:
    Cân bằng công suất tác dụng và công suất phản kháng thực hiện cho chế dộ max . Tổng công suât có thể phát của 2 NMĐ phải bằng hoặc lớn hơn công suất yêu cầu . Nếu công suất tác dụng của nguồn điện nhỏ hơn yêu cầu của phụ tải thì tần số sẽ giảm . Cân bằng công suất tác dụng sẽ có tính chất toàn hệ thống, tần số ở mọi nơi trong hệ thống điện luôn như nhau.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...