Đồ Án Đồ án tốt nghiệp MÁY NÂNG CHUYỂN

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI.​
    I/ Khái niệm chung về máy nâng chuyển.
    1. Công dụng và phân loại.
    Máy nâng chuyển là các loại máy công tác dụng để thay đổi vị trí của đối tượng công tác nhờ thiết bị mang vật trực tiếp như móc treo hoặc thiết bị mang vật gián tiếp như gầu ngoạm, nam châm điện, băng, gầu v.v
    căn cứ vào chuyển động chính, máy nâng chuyển được chia ra làm hai nhóm lớn: máy nâng và máy vận chuyển liên tục.
    Máy nâng chủ yếu phục vụ các qúa trình nâng vật thể khối, còn máy vận chuyển liên tục phục vụ các quá trình chuyển vật liệu vụn, rời trong một phạm vi không lớn.
    Đặc điểm làm việc các cơ cấu của máy nâng là ngắn hạn, lặp đi lặp lại và có thời gian dừng. Chuyển động chính của máy là nâng hạ vật theo phương đứng, ngoài ra còn một số các chuyển động khác để dịch chuyển vật trong mặt phẳng ngang như chuyển động quay quanh trục máy, di chuyển máy, chuyển động lắc quanh trục ngang. Bằng sự phối hợp các chuyển động, máy có thể dịch chuyển vật đến bất cứ vị trí nào trong không gian làm việc của nó.
    Các máy nâng chỉ có một chuyển động nâng hạ được gọi là máy và thiết bị nâng đơn giản, ví dụ như kích, tời, palăng, bàn nâng, sàn thao tác v.v loại có từ hai chuyển động trở lên gọi là cần trục. Ngoài hai loại kể trên còn có một số loại máy nâng chuyên dùng khác được xếp vào nhóm riêng như thang máy, giếng tải( dùng trong khai thác mỏ), thiết bị xếp dỡ. Theo cấu tạo và nguyên tắc làm việc, chia cần trục ra các loại sau:
    + Cầu trục;
    + Cổng trục;
    + Cần trục tháp;
    + Cần trục quay di động;
    + Cần trục cột buồm và cần trục cột quay;
    + Cần trục chân đế và cần trục nổi;
    + Cần trục cáp.
    Máy vận chuyển liên tục vận chuyển vật liệu một cách liên tục, theo tuyến nhất định. Khi làm việc, quá trình vận chuyển, chất và dỡ tải được tiến hành một cách đồng thời.
    Máy vận chuyển liên tục dùng để vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bán thành phẩm v.v với cự ly không lớn trong phạm vi một nhà máy, dây truyền sản xuất, công trường, kho bãi, nhà ga, bến cảng, bãi khai thác.
    Căn cứ vào nguyên lý làm việc, máy vận chuyển liên tục được chia thành hai loại: máy vận chuyển liên tục bằng cơ khí và máy vận chuyển liên tục bằng thuỷ lực hay khí nén.
    2. Các thông số cơ bản của máy nâng.
    - Sức nâng Q( tấn, KN) là trọng lượng lớn nhất của vật nâng mà máy có thể nâng được ở trạng thái làm việc nhất định nào đó của máy( ở tầm với cho trước, vị trí phần quay của máy v.v );
    - Tầm với R(m) là khoảng cách theo phương ngang từ tâm thiết bị mang vật đến trục quay của máy. tầm với chỉ có ở các cần trục có tay cần;
    - Momen tải MQ (tm, KNm) là tích số giữa sức nâng và tầm với. Momen tải có thể là không đổi hay thay đổi theo tầm với;
    - Chiều cao nâng H(m) là khoảng cách từ mặt bằng bàn máy đứng đến tâm thiết bị mang vật ở vị trí cao nhất. Với các cần trục có tay cần thì chiều cao nâng thay đổi phụ thuộc vào tầm với;
    - Khẩu độ L(m) là khoảng cách theo phương ngang giữa đường trục của hai đường ray mà trên đó máy di chuyển;
    - Đường đặc tính tải trọng là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa sức nâng, tầm với và chiều cao nâng;
    - Các thông số động học bao gồm các tôc độ của các chuyển động riêng rẽ trên máy:
    + Tốc độ chuyển động tịnh tiến lên xuống của vật nâng vn (nâng vật), vh (hạ vật), m/s;
    + Tốc độ di chuyển của máy trên mặt phẳng ngang vdc, m/s;
    + Tốc độ quay của phần quay quanh trục thẳng đứng của máy nq, vg/ph;
    + Thời gian thay đổi tầm với T, s là khoảng thời gian để thay đổi tầm với từ tầm với nhỏ nhất Rmin đến tầm với lớn nhất Rmax. đôi khi người ta cho tốc độ thay đổi tầm với trung bình.
    3. Một số máy và thiết bị nâng chuyển thường dùng.
    a. Các máy nâng công dụng chung.
    - Cầu trục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...