Đồ Án Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING.

    I. Sự ra đời và phát triển của Marketing:

    Đặc trưng lớn nhất của hàng hoá là nó được sản xuất ra để bán. Do đó bán
    hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của tái sản xuất hàng hoá và cũng
    là khâu quan trọng nhất của kinh doanh. Bán hàng là một trong những khâu cuối
    cùng của kinh doanh. So với các khâu khác trong quá trình tái sản xuất, khâu
    bán hàng có một số đặc trưng như: thể hiện tập trung mâu thuẫn của người mua
    và người bán, thế mạnh của doanh nghiệp và của sản phẩm được thể hiện rõ
    nhất. Đồng thời các mặt yếu cũng được tập trung ở đây: cạnh tranh quan hệ sản
    xuất và tiêu dùng quan hệ tiền hàng cũng qua khâu này mà gặp nhau . sản xuất
    hàng hoá càng phát triển, nhu cầu buôn bán càng lớn, các đặc trưng và các mâu
    thuẫn này càng được thể hiện rõ nét hơn. Các mâu thuẫn đó tồn tại khách quan
    trong quá trình kinh doanh và gắn liền với khâu bán hàng. Dù là những doanh
    nghiệp nhỏ hay các doanh nghiệp lớn đã hoạt động trên thương trường, họ muốn
    tồn tại thì không thể lẩn tránh được những mâu thuẫn đó. Giải quyết các mâu
    thuẫn này được thực hiện ở khâu bán hàng. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể của
    sự phát triển hàng hoá và của các mâu thuẫn gắn với nó mà các nhà kinh doanh
    phải tìm ra các giải pháp khác nhau để giải quyết các mâu thuẫn trên. Đó chính
    là cơ sở, là nguồn gốc của sự ra đời Marketing. Sẽ không là khoa học nếu cho
    rằng sự ra đời của Marketing là do yêu cầu giải quyết mâu thuẫn khủng hoảng
    thừa của TBCN. Đây chỉ là yếu tố bức bách buộc các nhà khoa học cũng như
    các nhà kinh doanh phải phát triển lí luận Marketing cho phù hợp với những
    điều kiện mới.
    CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG.
    I. Những vấn đề chung về thị trường:
    Theo C. Mác hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải là để cho
    người sản xuất tiêu dùng mà là sản xuất ra để bán. Hàng hoá được bán ở thị
    trường nhưng ta không được hiểu thị trường chỉ là cửa hàng, là cái chợ . mà ta
    phải hiểu đó là nơi tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn
    nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Do đó thị trường là nơi chứa tổng số cung và
    tổng số cầu và cơ cấu của nó về một loại hàng hoá nào đó. Thị trường còn bao
    gồm các yếu tố không gian và thời gian và thị btrường là trung tâm của các hoạt
    động kinh tế.
    Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự sản
    xuất kinh doanh, tự vận động và phát triển nhưng vẫn nằm trong sự quản lý theo
    chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Muốn giành được vị
    thế nhất định trong thị trường thì các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên
    cứu thị trường để từ đó đưa ra định hướng hoạt động cho doanh nghiệp. Do đó
    doanh nghiệp phải tìm hiểu và biết rõ các yếu tố cấu thành thị trường để từ đó
    thấy được những tác động của nó lên hoạt động của doanh nghiệp. Kể từ khi
    sinh ra và cho đến nay thì thị trường cũng có các yếu tố cấu thành chủ yếu sau:
    - Người mua: là những cá nhân, tổ chức kinh tế-xã hội . tham gia vào thị
    trường nhằm đạt được những mục đích, mụa tiêu đã định trước. Người mua luôn
    mong muốn mua được những hàng hoá có chất lượng tốt, phong phú về chủng
    loại, giá cả hợp lý . Trong xây dựng cơ bản thì người mua là những chủ đầu tư
    (mua công trình xây dựng) có thể là những doanh nghiệp xây dựng (mua nguyên
    vật liệu, máy móc, thiết bị .).
    - Người bán: là những cá nhân, tổ chức kinh tế- xã hội bán những sản phẩm
    hàng hoá và dịch vụ mà thị trường có nhu cầu. Họ mong muốn sẽ bán được


    Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

    nhiều hàng hoá, giành nhiều hợp đồng kinh tế, giá bán cao để thu được lợi
    nhuận. Hơn nữa, họ còn muốn mình càng chuyên sâu, càng chiếm lĩnh thị
    trường càng tốt. Trong xây dựng cơ bản thì người bán có thể là doanh nghiệp
    xây dựng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị .
    - Vật bán: là những vật mà người bán có và người mua có nhu cầu tiêu dùng
    và sử dụng.
    - Môi trường: xét trong quan hệ kinh tế là những nhân tố khác tồn tại bên
    ngoài hệ thống thị trường, nó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến những
    hành vi trao đổidiễn ra trong hệ thống thị trường.
    Với các yếu tố cấu thành chủ yếu của thị trường như ở trên thì các doanh
    nghiệp chính là những người mua (mua tư liệu sản xuất) vừa là người bán (bán
    sản phẩm). Để có thể hiểu được thị trường, nghiên cứu nó một cách khoa học
    nhất thì vấn đề đặt ra là cần phải xem xét những vai trò và chức năng chủ
    yếucủa thị trường.
    1. Vai trò của thị trường:
    Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và
    quản lý kinh tế. Tái sản xuất hàng hoá gồm có sản xuất, phân phối, trao đổi và
    tiêu dùng. Thị trường nằm trong khâu lưu thông. Như vậy thị trường là một khâu
    tất yếu và không thể không có của sản xuất hàng hoá. Thị trường chỉ mấtđi khi
    sản xuất hàng hoá không còn. Thị trường là chiếc “cầu nối” của sản xuất và tiêu
    dùng. Thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá. Thị trường là
    khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa.
    Để sản xuất hàng hoá thì phải có chi phí sản xuất, để tiêu thụ hàng hoá thì
    phải có chí phí lưu thông . Do đó thị trường là nơi kiểm nghiệm những chi phí
    đó và thực hiện yâu cầu qui luật tiết kiệm lao động xã hội. Và trong khâu lưu
    thônghàng hoá, chính thị trường sẽ quyết định việc tiêu thụ hàng hoá, thị trường
    là nơi kết thúc quá trình sản xuất. Với vai trò là nơi bắt đầu quá trình sản xuất thì
    thị trường sẽ quyết định sản xuất ra cái gì, sản xuất bao nhiêu và cho ai? Sản
    xuất như thế nào? . như thế thì doanh nghiệp phải xuất phát từ vấn đề nghiên
    cứu, điều tra thị trường để cho sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu của thị
    trường.
    Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mà còn là nơi
    diễn ra các quan hệ hàng hoá tiền tệ hay chính thị trường là môi trường kinh


    Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

    doanh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là nơi thực hiện những chính sách và
    thực hiện những biện pháp điều tiết của Nhà nước.

    Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện
    để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thị trường là tấm gương để doanh
    nghiệp nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình.
    Thị trường là thước đo khách quan của mọi doanh nghiệp. Và trong quản lý kinh
    tế, thị trường có vai trò quan trọng, nó là đối tượng và cũng là căn cứ của kế
    hoạch hoá. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền
    kinh tế và chính là nơi mà Nhà nước tác động và quá trình kinh doanh của cơ sở.

    CHƯƠNG III : CHIẾN LƯỢC CHUNG MARKETING CỦA DOANH
    NGHIỆP .

    Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

    I. Chiến lược chung Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp:
    Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình thì mọi doanh nghiệp đều phải
    nhì về phía trước với những mục tiêu cần đạt tới và những cách thức để đạt được
    mục tiêu đó. Ngày nay các công việc quản lý dựa trên những kinh nghiệm, trực
    giác và sự khôn ngoan không thể là một sự đảm bảo cho sự thành công của
    doanh nghiệp. Vì vậy một chiến lược sẽ được thiết lập ra để phát triển các hoạt
    động của doanh nghiệp là điều cần thiết. Chiến lược nói chung được hiểu là
    những đường lối, những chính sách và phương hướng hoạt động của một tổ
    chức kinh tế nào đó. Chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hơn mục tiêu
    chỉ đạo, sự phối hợp các hoạt động được hoàn hảo hơn. Đồng thời nó giúp cho
    các nhà quản trị suy nghĩ có hệ thống những vấn đề kinh doanh nhằm mang lại
    những chuyển biến tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp.
    Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược của mình và trong quản lý theo chương
    trìnhcó mục tiêu của mình thì người ta thường chia ra các cấp:
    - Chiến lược chung: thường đề cập đến những vấn đề quan trọng, bao trùm
    lâu dài. Chiến lược chung quyết định đến những vấn đề sống còn của doanh
    nghiệp như tốc độ tăng trưởng, chiến lược thị trường, chiến lược tài chính, chiến
    lược con người . Nó bao gồm các nội dung sau:
    + Nhịp độ tăng trưởng và trình độ đạt tới về phát triển doanh nghiệp.
    + Lựa chọn phương thức sản xuất của doanh nghiệp.
    + Mục tiêu về tài chính, hiệu quả sản xuất và phân phối trong doanh
    nghiệp.
    + Các quyết định liên quan đến vấn đề tổ chức bên trong và bên ngoài
    doanh nghiệp.
    - Chiến lược bộ phận: là chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công
    nghệ, chiến lược chung Marketing, chiến lược đào tạo . Như vậy chiến lược
    chung Marketing là chiến lược bộ phận, thực chất nó là chiến lược kinh doanh
    của doanh nghiệp.
    - Các chính sách.
    - Các biện pháp.
    Tuỳ theo những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà chiến lược
    Marketing được xây dựng vào những thời điểm khác nhau, đó là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...