Đồ Án ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : Đo cao GPS và ứng dụng trên vùng mỏ Cẩm Phả - Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

    LỚP TRẮC ĐỊA



    Mở đầu





    Công nghệ GPS đã được đưa vào ứng dụng trong công tác trắc địa ở

    nước ta từ những năm 1990. Trong gần 15 năm khai thác sử dụng công nghệ

    GPS, cho thấy GPS là một công cụ hết sức tiện lợi trong công tác xây dựng các

    mạng lưới khống chế mặt bằng, song về độ chính xác,xác định độ cao còn một

    số hạn chế do những nguyên nhân khác nhau.


    Chúng ta biết rằng, độ cao hoặc hiệu độ cao xác định bằng công nghệ

    GPS là độ cao và hiệu độ cao trắc địa, tính trên bề mặt Ellipxoid quy chiếu

    WGS-84. Trong thực tế chúng ta lại sử dụng độ cao và hiệu độ cao thủy chuẩn,

    xác định so với mặt Geoid hoặc Kvadigeoid. Như vậy để chuyển độ cao hoặc

    hiệu độ cao trắc địa về hiệu độ cao thủy chuẩn chúng ta cần phải biết được độ

    cao Geoid (Undulation) hoặc hiệu độ cao Geoid, song đây không phải là vấn

    đề đơn giản vì sự biến đổi uốn nếp của bề mặt Geoid lại phụ thuộc vào cấu trúc

    vật chất bên trong lòng trái đất. Để nghiên cứu geoid đòi hỏi phải có nhiều số

    liệu khác nhau như số liêu trọng lực, thiên văn, trắc địa v v .


    Có thể thấy rằng trên một phạm vi hẹp, sự biến đổi của bề mặt Geoid so

    với bề mặt Ellipxoid có thể coi là biến đổi tuyến tính, do đó chúng ta có thể

    xây dựng các công thức đơn giản để tính toán hiệu chỉnh vào độ cao trắc địa

    hay hiệu độ cao trắc địa để nhận được độ cao thủy chuẩn và hiệu độ cao thủy

    chuẩn.


    Với phương pháp nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp "Đo

    cao GPS và ứng dụng trên vùng mỏ Cẩm Phả - Quảng Ninh".


    Đề tài trên sẽ góp phần đưa ứng dụng GPS vào vùng mỏ Cẩm Phả -

    Quảng Ninh là vùng than quan trọng của cả nước. Mặc dù vùng Cẩm Phả -

    Quảng Ninh có diện tích không lớn, song sản lượng than khai thác hàng năm

    chiếm trên 50% sản lượng than của Tổng Công ty than Việt Nam.

    Trong quá trình hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được sự

    giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình của PGS. TS. Đặng Nam Chinh, và sự chỉ bảo của

    các thầy, cô giáo. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, nội dung của bản

    đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong

    nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.


    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, các thầy, cô giáo trong

    bộ môn TĐCC và trong khoa trắc địa đã giúp đỡ và chỉ bảo em để được có kết

    quả như ngày hôm nay.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...