Đồ Án Đồ án tốt nghiệp công nghệ chế tạo máy "CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PITTONG"

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHI TIẾT LỒNG PHÔIPhân tích chức năng của chi tiết
    Pitông được lắp với tay biên bằng khớp cầu tự lựa. Pitông và tay biên được chế tạo từ vật liệu thép hợp kim có độ cứng cao do đó nó có khả năng chiụ mài mòn của nó rất tốt.
    Trong quá trình làm việc do vận tốc trượt giữa pitông và xilanh lớn nên phải có hệ thống làm mát và bôi trơn tốt để đảm bảo hoạt động của chi tiết ổn định tránh hiện tượng bó pitông do hiện tượng giãn nở vì nhiệt khi làm việc.
    Đối với pitông, điều quan trọng là đảm bảo kích thước của pitông và độ trụ của nó để đảm bảo khe hở giữa pitông và xilanh nằm trong giới hạn cho phép. vật liệu chế tạo pitông là 15X khi chưa nhiệt luyện có độ dẻo cao, độ biến dạng tốt để thực hiện nguyên công tóp pitông nhằm giữ tay biên cầu tự lựa. Sau khi thấm tôi và ram thấp đạt được độ cứng bề mặt ³ 60 HRC.
    Mặt khác qua các phân tích trên ta cũng thấy pitông cần phải có yêu cầu kỹ thuật rất cao, vì vậy khi chế tạo pitông phải đặc biệt chú ý tới:
    1- Độ bóng bề mặt xilanh: Rz = 0,05mm
    2- Độ côn và độ ôvan dưới 3mm
    3- Độ cứng của pitông 60¸62HRC
    Chọn phôi
    Do sản xuất là hàng loạt nên ta chọn phôi là phôi thanh, vì vậy nguyên công đầu tiên ta phải cắt phôi thành từng đoạn có chiều dài 81mm.
    Xác định phương pháp chế tạo phôi: dùng phương pháp cán
    Thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi.
    Bản vẽ được trình bầy trên khổ giấy A0 với tỷ lệ 4:1. Lượng dư của các bề mặt tra theo bảng VII-42 trang 551 sổ tay CNCTM tập I, ta được: Sai lệch cho phép của kích thước đường kính là 6 mm.

    THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT.Lập tiến trình công nghệ
    Do yêu cầu kỹ thuật của chi tiết là:
    - Độ côn 5mm
    - Độ ôvan 0,5mm
    - Độ bóng bề mặt làm việc là 0,05
    - Độ cứng bề mặt pitông 63¸65 HRC
    Do vậy ta lập tiến trình công nghệ như sau:
    TTTên nguyên côngMáy gia công1Khoả mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện ngoài, cắt đứt.
    Máy tiện vạn năng T616
    2Khoan lỗ F15, khoan lỗ F5, tiện định hình, tiện rãnh
    Máy tiện vạn năng T616
    3Tóp pitông
    Máy búa
    4Tiện đầu kẹp tốc
    Máy tiện T616
    5Tiện thô, tinh, mặt ngoài
    Máy tiện T616
    6Nhiệt luyện

    7Sửa lỗ tâm
    Máy tiện T616
    8Khoan lỗ F2
    Máy khoan 2M112
    9Mài thô, tinh mặt ngoài
    Máy mài M125W
    10Nghìên thô mặt ngoài
    Máy tiện có trang bị đồ gá
    11Kiểm tra
    Đồng hồ đo
    12Nghiền tinh mặt ngoài
    Máy tiện có trang bị đồ gá
    13Nghiền tinh mặt ngoài bằng dầu
    Máy tiện có trang bị đồ gá
    14Cắt đứt
    Máy mài
    Kiểm tra đường kính pitông
    Dụng cụ đo chuyên dùng


    THIẾT KẾ CÁC NGUYÊN CÔNGPhần A: TRA CHẾ ĐỘ CẮT CHO CÁC NGUYÊN CÔNG1- Nguyên công 1: Tiện khoả mặt đầu, khoan lỗ chống tâm, chống tâm và tiện ngoài, cắt đứt.
    Sơ đồ gá đặt: (hình vẽ)
    [​IMG]

    Định vị: chi tiết được định vị trên mâm cặp ba chấu, hạn chế bốn bậc tự do.
    Kẹp chặt: ta tiến hành kẹp chặt bằng mâm cặp ba chấu ngay sau quá trình định vị.
    Chọn máy: việc chọn máy dựa vào đường kính phôi và công suất cắt cần thiết, với đường kính phôi là F26 ta chọn máy T616.
    Chọn dao: Dao tiện hợp kim, dao tiện ngoài có các kích thước 16x25
    1- Khoả mặt đầu
    - Chiều sâu cắt t: lấy t = 1,5mm
    - Lượng chạy dao s: tra bảng 5-72 STCNCTM tập II ta được s=0,07 mm/v
    - Vận tốc cắt v: tra bảng 5-73a sổ tay STCNCTM với lượng chạy dao s= 0,07 ta được v = 57p.
    Với hệ số hiệu chỉnh:
    k1: hệ số phụ thuộc vào chu kỳ bền T của dao với T = 45 phút ta được k1=1,04
    k2: hệ số phụ thuộc vào d/D (d/D = 0) ta được k2 = 1
    k3: hệ số phụ thuộc vào loại thép được gia công tra theo bảng 5-63 ta được k3 = 0,37
    k4: hệ số phụ thuộc vào tình trạng bề mặt phôi k4 =1
    k5: hệ số phụ thuộc vào điều kiện làm việc có dung dịch trơn nguội k5 =1
    Vậy vận tốc cắt thực tế v = vb.k = 57.1.1,04.0,37.1 = 30m/p
    - Số vòng quay trục chính n: n = [​IMG]v/p
    - Công suất cắt yêu cầu N: tra bảng sổ tay công nghệ chế tạo máy
    2- Bước 2: khoan lỗ chống tâm
    Vì pitông có lỗ để lắp tay biên nên để đảm bảo độ đồng tâm giữa lỗ lắp tay biên và mặt trụ ngoài của pitông thì sau khi tiện khoả mặt đầu ta tiến hành khoan lỗ chống tâm. Lỗ tâm này sẽ được dùng để định vị cho bước tiện mặt trụ ngoài của pitông.
    3- Bước 3: Chống tâm và tiện ngoài.
    Sau khi đã khoan được lỗ tâm ta nới lỏng mâm cặp để một đầu phôi được định vị vào lỗ tâm và đầu kia được chống vào mũi tâm. Như vậy ta sẽ đảm bảo được độ đồng tâm giữa lỗ và mặt trụ ngoài.
    - Chiều sâu cắt t: Với lượng dư theo đường kính là 6mm ta phải phân bố đều cho các nguyên công như tiện thô, tiện tinh, mài .Ở nguyên công tiện thô ngoài ta chọn chiều sâu cắt t = 1,5mm.
    - Lượng tiến dao s: tra bảng 5-60 STCNCTM tập II với dao tiện có kích thước 16x25 ta được lượng chạy dao s = 0,4mm/v
    - Tốc độ cắt v: tra bảng 5-64 STCNCTM với lượng chạy dao s= 0,4mm/v ta được v = 231m/p.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...