Đồ Án Đồ án tốt nghiệp cao học Cung cấp chất lượng dịch vụ trên Internet

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án này trình bày các cơ chế nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho các dịch vụ trên mạng Internet. Các cơ chế đó bao gồm: định hướng lưu lượng và cân bằng tải ở lớp ứng dụng, phân loại dịch vụ (Diffserv) ở lớp vận chuyển, kỹ thuật lưu lượng và định tuyến lại ở lớp mạng. Định hướng lưu lượng là nhằm tận dụng các phần mạng hiệu suất cao và tránh sử dụng các phần mạng hiệu suất thấp. Cân bằng tải là phép phân phối các yêu cầu từ máy trạm đến nhiều máy chủ khác nhau nhằm tăng tính sẵn sàng của dịch vụ và giảm thời gian đáp ứng. Đồ án mô tả tóm tắt một số phương pháp tiếp cận nhằm định hướng lưu lượng và cân bằng tải. Diffserv là mô hình cho phép phân chia lưu lượng trong mạng thành các loại khác nhau và có các xử lý khác nhau đối với chúng, đặc biệt trong trường hợp tài nguyên của mạng hạn chế. Đồ án cũng trình bày các cơ chế thực hiện mô hình Diffserv này ở 2 phần, phần ngoài (edge) và phần chính (core) của mạng. Mục đích của các cơ chế này là để đạt được các phép xử lý khác nhau đối với từng chặng (PHBs) trên dọc tuyến đường đi của lưu lượng. Bằng cách kết hợp tất cả các PHBs đó với nhau, có thể cung cấp được một mức chất lượng dịch vụ (QoS) nào đó trên phạm vi từ thiết bị đầu cuối đến thiết bị đầu cuối. Ngoài ra đồ án cũng mô tả các xung đột xảy ra giữa mô hình Diffserv và giao thức TCP và đưa ra các giải pháp giải quyết các xung đột đó.
    Kỹ thuật lưu lượng là thuật ngữ mô tả quá trình lặp đi lặp lại công việc lập kế hoạch và tối ưu hoá mạng. Lập kế hoạch mạng là nhằm cải tiến kiến trúc (cấu hình và dung lượng kết nối) của mạng về mặt hệ thống để dễ dàng vận hành mạng và làm cho mạng trở nên đơn giản và có thể hiệu chỉnh. Tối ưu hoá mạng là nhằm điều khiển việc ánh xạ và phân phối lưu lượng trên cơ sở hạ tầng mạng hiện có để tránh hoặc giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn và do đó tối ưu hoá hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng. Đồ án này mô tả tóm tắt các hệ thống kỹ thuật lưu lượng đang được nghiên cứu và áp dụng hiện nay sau đó trình bày chi tiết hệ thống kỹ thuật lưu lượng sử dụng giao thức chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) và đánh giá hiệu suất của nó. Dựa trên các kết quả nghiên cứu và thực hiện hệ thống này, đồ án sau đó đưa ra một thủ tục chung cho các hệ thống kỹ thuật lưu lượng ở mức mạng lớn (phạm vi quốc gia, quốc tế). Sau đó đồ án mô tả việc thực hiện kỹ thuật lưu lượng giữa các miền (domain) với nhau dưới dạng định lượng. Trong đồ án tôi cũng đưa ra một thuật toán định tuyến cưỡng bức (constraint-based routing) để tính toán các đường LSPs cho hệ thống MPLS, và mô tả phương pháp thực hiện mô hình Diffserv trong môi trường MPLS. Cuối cùng đồ án trình bày 2 công nghệ nổi bật liên quan đến kỹ thuật lưu lượng là, giao thức định tuyến lambda đa giao thức (MPLmS) và giao thức định tuyến lại nhanh (fast reroute).
    Định tuyến cưỡng bức là một trong các công cụ quan trong nhất đối với kỹ thuật lưu lượng. Do đó đồ án trình bày một cách chi tiết các vấn đề liên quan đến định tuyến cưỡng bức bao gồm các phép toán lặp để tính toán các tuyến đường đi với một độ trễ cho trước và để thực hiện định tuyến chất lượng dịch vụ trên các mạng ảo được xây dựng trong quá trình kỹ thuật lưu lượng. Để giảm độ phức tạp tính toán trong phép định tuyến cưỡng bức, đồ án đưa ra một thuật toán nhằm giảm "chi phí" tính toán bảng định tuyến cho thuật toán OSPF.
    Tóm lại, đồ án này không chỉ thảo luận tất cả các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ mà còn trình bày một cách tiếp cận có hệ thống nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ cho các dịch vụ trên Internet.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...