Đồ Án đồ án thiết kế nhà máy sản xuất xi măng Pooclang hỗn hợp theo phương pháp khô hiện đại tự động hóa h

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. MỞ ĐẦU

    I.1.GIỚI THIỆU VÀ BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI

    I.1.1.Giới thiệu đề tài.

    Xi măng là loại vật liệu xây dựng quang trọng không thể thiếu được trong các công trình xây dựng. Sự phát triển của nghành xi măng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

    Theo thống kê mới nhất thì hiện nay nước ta có khoảng 14 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng tổng công suất 5 triệu tấn/ năm và một số trạm nghiền khoảng 6 triệu tấn/năm.

    Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là clinker, tuy nhiên nguồn sản xuất clinker trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu và vẫn phải nhập khẩu tuy nhiên việc này gặp phải nhiều khó khăn. Để hạn chế nhập khẩu và giảm giá thành các Doanh nghiệp sản xuất clinker phải sản xuất vượt công suất thiết kế do đó việc đầu tư thêm những nhà máy sản xuất xi măng công nghệ hiện đại, năng suất lớn là hết sức cần thiết.

    Dưới đây là bản đồ án thiết kế nhà máy sản xuất xi măng Pooclang hỗn hợp theo phương pháp khô hiện đại tự động hóa hoàn toàn với năng suất thiết kế là 5.800 tấn/ngày.


    I.1.2.Biện luận đề tài.

    Giới thiệu xi măng PCB.

    ã Xi măng Pooclăng hỗn hợp ( XM PC_B ) là chất kết dính vô cơ bền nước, là sản phẩm nghiền mịn của hỗn hợp gồm clinker xi măng Pooclăng với (35%) thạch cao , phụ gia xi măng (15%) và phụ gia công nghệ (nếu có).

    ã Clinker xi măng Pooclăng là sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp đá vôi, đất sét và cấu tử điều chỉnh (nếu có), thành phần chủ yếu chứa các khoáng SilicatCanxi ( C2S, C3S ) có hàm lượng vôi cao ngoài ra còn có các khoáng Aluminat Canxi ( C3A ) và Alumô Frerit Canxi ( C4AF ).


    Lược sử phát triển của xi măng thế giới

    Từ xưa loài người đã biết dùng các loại nguyên liệu thiên nhiên có tính kết dính để xây dựng các công trình, nhưng nói chung các chất kết dính này có cường độ thấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày cao của con người. Mãi đến năm 1825, XMP mới được phát hiện, XMP đã được phát triển qua gần hai thế kỷ nên công nghệ sản xuất ngày càng cao. Trước đây xi măng được sản xuất chủ yếu theo phương pháp ướt rồi phương pháp bán khô, phương pháp khô chỉ là thứ yếu, sản lượng xi măng sản xuất theo phương pháp ướt chiếm 70  80% sản lượng xi măng sản xuất ra. Ngày nay để tiết kiệm nhiên liệu, nhiệt lượng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô chiếm vị trí chủ đạo. Hiện nay công nghệ sản xuất xi măng trên thế giới đạt đến trình độ cao, sản lượng tăng, chất lượng tốt, phong phú về chủng loại. đứng đầu là các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Nhật và các nước Tây Âu.


    Lược sử phát triển của xi măng Việt Nam

    ã Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đã xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng vào năm 1899 chủ yếu để phục vụ xây dựng cầu cống, công trình quân sự. Năm 1899 đến 1922 xây dựng 5 hệ thống lò đứng có năng suất 12 vạn tấn, năm 1928  1939 xây 5 lò quay có năng suất 30 vạn tấn.

    ã Sau hoà bình lập lại 1954 các nước Xã hội chủ nghĩa giúp ta khôi phục và cải tạo nhà máy xi măng Hải Phòng đưa tổng công suất 70 vạn tấn.

    ã Năm 1960  1970 xây dựng thêm hàng chục nhà máy xi măng lò đứng.

    ã Năm 1963 xây dựng nhà máy Hà Tiên I (theo phương pháp ướt).

    ã Năm 1976  1982 xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn theo phương pháp ướt có năng suất 1,2 triệu tấn và nhà máy xi măng Hoàng Thạch với năng suất 1,1 triêu tấn theo phương pháp khô.

    ã Năm 1991  1992 xây dựng nhà máy Hà Tiên II theo phương pháp khô với năng suất 1,1  1,2 triệu tấn.

    ã Năm 1993  1996 xây dựng nhập hơn 40 dây chuyền xi măng lò đứng của Trung Quốc: Năm 1994 đạt 914 nghìn tấn, năm1995 đạt 1.200.000 tấn, năm 1995 đạt 2,384 triệu tấn.

    ã Năm 1998 xây dựng Hoàng Thạch II với năng suất 1,2 triệu tấn, năm 1999 xây dựng Bút Sơn với năng suất 1,4 triệu tấn. Ngoài ra còn xây dựng thêm 3 cơ sở liên doanh: Chinh Poong năng suất 1,4 triệu tấn, Sao Mai 1,7 triệu tấn, Nghi Sơn 2,3 triệu tấn.


    I.2. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY. (IX_TR.154)

    I.2.1.Các yêu cầu khi xây dựng nhà máy xi măng công suất lớn

    Để lựa chọn được địa điểm xây dựng nhà máy một cách hợp lý thì địa điểm được chọn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

    1. Yêu cầu về tổ chức sản xuất.

    Địa điểm phải gần các nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước và gần nơi tiêu thụ sản phẩm hoặc thuận tiện cho việc di chuyển sản phẩm đi nơi khác tiêu thụ.

    2. Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật.

    Phù hợp và tận dụng tối đa hệ thống giao thông quốc gia bao gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Phù hợp và tận dụng tối đa hệ thống mạng lưới cấp điện, thông tin liên lạc.

    3. Yêu cầu về quy hoạch.

    Phù hợp quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch vùng, quy hoạch cụm kinh tế công nghiệp, nhằm tạo điều kiện phát huy tối đa công suất nhà máy và khả năng hợp tác với các nhà máy khác ở lân cận.

    4. Yêu cầu về xây lắp và vận hành nhà máy.

    Thuận tiện trong việc cung cấp vật liệu, vật tư, xây dựng nhằm giảm chi phí vận chuyển, giảm tối đa lượng vận chuyển từ xa đến. Thuận tiện trong việc cung cấp nhân công cho nhà máy trong quá trình xây dựng cũng như vận hành nhà máy sau này.

    5. Yêu cầu về kỹ thuật xây dựng.

    Về địa hình khu đất có kích thước hình dạng thuận lợi trong việc xây dựng trước mắt cũng như mở rộng diện tích nhà máy sau này và thuận lợi cho việc thiết kế bố trí dây truyền công nghệ sản xuất. Khu đất phải cao ráo, tránh ngập lụt về mùa mưa lũ, có mực nước ngầm thấp tạo điều kiện cho việc thoát nước. Độ dốc tự nhiên thấp hạn chế việc san lấp mặt bằng. Về địa chất, địa điểm phải không được nằm trên các vùng có mỏ khoáng sản hoặc địa chất không ổn định. Cường độ khu đất xây dựng từ 1,5 – 2kg/cm2.

    Nhận xét:

    Trong điều kiện thực tế thì khó có địa điểm nào có thể thoả mãn được hầu hết các yêu cầu trên. Do đó sau khi cân nhắc mọi mặt, thấy hết được những khó khăn, thuận lợi nhà máy xi măng dự định xây dựng tại xã Thanh Sơn, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...