Đồ Án Đồ án thiết kế lưới vây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II. KHÁI QUÁT NGHỀ KHAI THÁC LƯỚI VÂY
    1. Tổng quát nghề khai thác thủy sản nghề lưới vây
    a. Tình hình phát triển:
    + Vùng biển vịnh Bắc Bộ:
    Nghề lưới vây ở vùng biển này Phát triển rất yếu. Theo số liệu thống kê tháng 6/1999, có 587 tàu lưới vây, chiếm 12,58% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. Tuy vậy, kích thước tàu lưới vây ở vùng biẻn này rất nhỏ.
    97,8% tổng số tàu lưới vây trong vùng có công suất máy < 23 CV. Riêng tỉnh nghệ an có 27 tàu lưới vây công suất > 100 cv, nhưng sản lượng khai thác của các tàu này không ổn định. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chỉ chiếm 4,5% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước.
    Hàng năm, có koảng 500 tàu lưới vây từ các tỉnh miền Trung ra khai thác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.
    + Vùng biển miền Trung:
    Có 2,972 tàu lưới vây, chiếm 63,69% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. Nhóm tàu lưới vây 25 – 45 cv có số lượng cao nhất, 1.325 chiếc, chiếm 50,4% tổng số tàu lưới vây trong vùng. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chiếm 38,1% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước. Nhìn chung nghề lưới vây ở vùng biển này Phát triển tương đối khá, quy mô tàu lớn hơn cá tỉnh miền Bắc.
    + Vùng biển tây Nam Bộ:
    Đây là vùng biển có nghề lưới vây Phát triển mạnh nhất trong cả nước. Có 1.107 tàu chiếm 23,72% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. So với vùng biển miền Trung tuy số lượng tàu ít hơn, nhưng cỡ tàu lớn hơn và sản lượng cao hơn 1,5 lần. Sản lượng nghề lưới vây đạt 57,4% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước.
    b. Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây:
    + Kỹ thuất sử dụng ánh sáng vá trà rạo: Việc sử dụng ánh sáng và chà rạo để tập trung cá là một kỹ thuật quan trọng, phức tạp và có tính chất quyết định đến sản lượng khai thác của nghề lưới vây. Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng và chà rạo ở nước ta còn rất thô sơ và hoàn toàn theo kinh nghiệm.
    Để Phát triển nghề lưới vây trong tương lai, cần tăng cường nghiên cứu và du nhập kỹ thuật chiếu ánh sáng, kỹ thuật sử dụng trà ở nước ngoài vào nước ta.
    + Kỹ thuật dò tìm và phát hiện đàn cá: Đây cũng là kỹ thuật quan trọng của nghề lưới vây tự do. Hiện nay kỹ thuật phát hiện đàn cá của ngư dân còn rất yếu, chỉ dùng mắt thường để phát hiện đàn cá đang di chuyển. Rất ít tàu (1 – 2 tàu) được trang bị máy dò cá ngang (Sonar), nên còn hạn chế nhiều đến năng suất khai thác của nghề này.
    + Kỹ thuật sử dụng những vàng lưới vây cỡ lớn, đánh bắt các loài cá có tốc độ bơi cao, khai thác ở ngư trường xa bờ còn nhiều khiếm khuyết.
    Tình trạng trên đã hạn chế nhiều đến sản lượng đánh bắt và sự Phát triển của nghề lưới vây xa bờ.
    c. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây
    Nếu sản lượng của nghề lưới kéo phụ thuộc rất chặt chẽ vào công suất tàu kéo, thì sản lượng nghề lưới vây phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật tập trung và dò tìm đàn cá, kích thước vàng lưới. Độ lớn của kích thước tàu chỉ góp phần cho tàu có thể hoạt động ở ngư trường xa bờ hơn và dài ngày hơn trên biển. Vì vậy, trong nghề lưới vây, vấn đề xác định cỡ tàu có hiệu quả kinh tế nhất cũng là vấn đề rất quan trọng.
    + Năng suất khai thác của các tàu lưới vây
    Nếu xem xét các tàu lưới vây > 45 cv, năng suất khai thác 1 năm có thể đạt 60 – 140 tấn. Một số tàu có thể đạt 200 – 300 tấn/năm. Bình quân 1 Lao động có thể đạt 4,5 – 12 tấn/năm.
    + Vốn Đầu tư cho nghề lưới vây
    Ngoài việc trang bị tàu thuyền như các nghề khác, trong nghề lưới vây còn phải Đầu tư cho vàng lưới vây rất tốn kém. Giá của vàng lưới vây khoảng từ 120 – 350 triệu đồng. Tổng số vố đầu tư cho một đơn vị tàu lưới vây phụ thuộc vào kích thước lưới, đối tượng đánh bắt và nằm trong khoảng sau:
    Lưới vây ven bờ: 200 – 300 triệu đồng/1vàng lưới
    Lưới vây xa bờ: 500 – 760 triệu đồng/1vàng lưới
    Tuy nhiên, đối với những tàu lưới vây cỡ lớn, sử dụng vàng lưới thật lớn, tổng vốn của một đơn vị tàu - lưới có thể lên tới 1000 – 1300 triệu đồng.
    + Hiệu quả kinh tế:
    Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tàu lưới vây công suất > 54 cv sau khi đã trừ đi các chi phí hoạt động, lượng tiền trả lãi Ngân hàng và khấu hao, nhận thấy tỷ lệ các tàu bị lỗ vốn so với tổng số tàu lưới vây của vùng biển vịnh Bắc Bộ là 53,8%, vùng biển miền Trung là 47% và vùng biển tây Nam Bộ là 58,7%. Các tàu còn lại đạt được lãi ròng từ 40 triệu đồng đến 280 triệu đồng /1 năm.
    Từ tính toán hiệu quả kinh tế của các tàu lưới vây, ta thấy vấn đề phát hiện đàn cá để khai thác là cực kỳ quan trọng. Muốn nghề lưới vây hoạt động có hiệu quả, cần tăng cường nghiên cứu và nâng cao các kỹ thuật dò tìm và tập trung cá.
    V. KẾT LUẬN
    Sau một khoảng thời gian tìm hiểu từ lý thuyết và qua thực tế tôi đã hoàn thành cuốn ĐỒ ÁN THIẾT KẾ LƯỚI VÂY. Lưới tôi thiết kế có đầy đủ các thông số và tính năng của một lưới chuẩn. Tôi dựa trên các phương pháp tính toán của các giáo sư nghiên cứu về nghề cá. Các vật tư trang thiết bị cấu tạo lên lưới là những vật liệu thông dụng dễ tìm trên thị trường nước ta, giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều ngư dân, tôi hy vọng và tin tưởng lưới tôi thiết kế sẽ đem lại hiệu quả cao trong khai thác.
    Em xin chân thành cảm ơn th.s nguyễn trọng thảo và các thầy trong bộ môn công nghệ khai thác thủy sản đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
    VI. ĐỀ XUẤT
    VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. http://www.cucktbvnlts.gov.vn/vn/kho .-Viet-Nam.aspx
     
Đang tải...