Đồ Án Đồ án thiết kế hệ điều khiển CL - Đ

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 10/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Điều khiển là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Bất kì ở vị trí nào, bất cứ làm một công việc gì mỗi chúng ta đều tiếp cận với điều khiển. Nó là khâu quan trọng quyết định sự thành bại trong mọi hoạt động của chúng ta.
    Ngày nay, mặc dù dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi nhưng động cơ điện một chiều vẫn tồn tại. Trong công nghiệp, động cơ điện một chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu mở máy lớn hoặc yêu cầu điều chỉnh tốc độ bằng phẳng và phạm vi rộng. Vì động cơ điện một chiều có đặc tính làm việc rất tốt trên các mặt điều chỉnh tốc độ (phạm vi điều chỉnh rộng, thậm chí từ tốc độ bằng 0). Nhưng độ tin cậy khi sử dụng động cơ một chiều lại thấp hơn so với động cơ không đồng bộ do có hệ thống tiếp xúc chổi than.
    Hệ thống điều khiển chỉnh lưu - động cơ một chiều cũng là một ứng dụng của kỹ thuật điều khiển. Chỉnh lưu có điều khiển dùng Tiristo để điều chỉnh điện áp phần ứng động cơ. Chỉnh lưu cũng có thể dùng làm nguồn điện chỉnh điện áp kích từ cho động cơ. Hệ thống này thường được dùng cho các động cơ điện được cấp điện từ lưới xoay chiều.
    "Đồ án thiết kế hệ điều khiển CL - Đ "một chiều gồm 6 chương:
    Chương1: Khái quát về điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều
    Chương 2: Khái quát về nguồn chỉnh lưu.
    Chương 3: Thiết kế nguồn chỉnh lưu động lực.
    Chương 4: Tính toán đặc tính điều khiển của động cơ.
    Chương 5: Thiết kế mạch điều khiển.
    Chương 6: Hệ thống điều khiển với phản hồi.
    Nội dung đồ án chắc chắn còn rất nhiều vấn đề cần bổ xung hoàn thiện, em rất mong ý kiến đánh giá và nhận xét của các thầy cô cùng các bạn sinh viên.


    Chương I
    Khái quát về điều khiển động cơ điện một chiều.
    1.1 Đại cương về động cơ điện một chiều
    1. Cấu tạo động cơ điện một chiều
    Động cơ điện một chiều chia thành 2 phần chính:
    a. Phần tĩnh ( stato)
    Gồm các bộ phận chính sau:
    - Cực từ chính: là bộ phận sinh ra từ trường, gồm lõi sắt cực từ và dây quấn kích từ.
     Lõi sắt cực từ làm bằng thép kĩ thuật điện dày ( 0,5 –1)mm ép lại và tán chặt.
     Dây quấn kích từ được quấn bằng dây đồng bọc cách điện.
    Trong các máy công suất nhỏ, cực từ chính là một nam châm vĩnh cửu.
    Trong các máy công suất trung bình và lớn, cực từ chính là nam châm điện.
    - Cực từ phụ: đặt giữa cực từ chính và dùng để cải thiện điều kiện làm việc của máy điện và đổi chiều
     Lõi thép cực từ phụ có thể là một khối hoặc có thể được ghép bởi các lá thép tùy theo chế độ làm việc.
     Xung quanh cực từ phụ được đặt dây quấn cực từ phụ, dây quấn cực từ phụ được nối với dây quấn phần ứng.
    - Gông từ: dùng để làm mạch từ nối liền các cực từ đồng thời làm vỏ máy.
    b. Phần quay ( rôto)
    Bao gồm các bộ phận chính sau:
    - Lõi thép phần ứng: dùng để dẫn từ, thường dùng những tấm thép kĩ thuật điện dày 0,5mm phủ cách điện mỏng ở hai mặt rồi ép chặt lại để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây lên.
    Trong máy điện nhỏ, lõi thép phần ứng được ép trực tiếp vào trục.
    Trong máy điện lớn, giữa trục và lõi sắt có đặt giá rôto.
    - Dây quấn phần ứng: là phần sinh ra sức điện động và có dòng điện chạy qua.
    Dây quấn phần ứng thường làm bằng đồng có bọc cách điện.
    Trong máy điện công suất nhỏ, dây quấn phần ứng dùng dây tiết diện tròn. Trong máy điện công suất vừa và lớn, dây quấn phần ứng dùng dây tiết diện hình chữ nhật.
    - Cổ góp: dùng để đổi chiều dòng điện xoay chiều thành một chiều.
    - Cơ cấu chổi than: dùng để đưa dòng điện từ phần quay ra ngoài.
    2. Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều
    Khi cho điện áp một chiều U vào hai chổi điện, trong dây quấn phần ứng có dòng điện Iư. Các thanh dẫn có dòng điện nằm trong từ trường, sẽ chịu lực Fđt tác dụng làm cho rôto quay.
    Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn đổi chỗ cho nhau, do có phiến góp đổi chiều dòng điện, giữ cho chiều lực tác dụng không đổi, đảm bảo động cơ có chiều quay không đổi.
    Khi động cơ quay, các thanh dẫn cắt từ trường, sẽ cảm ứng sức điện động Eư ở động cơ điện một chiều sức điện động Eư ngược chiều với dòng điện Iư nên sức điện đông Eư còn được gọi là sức phản diện
    Phương trình điện áp là:

    3. Phân loại động cơ điện một chiều
    Cũng như máy phát, động cơ điện được phân loại theo cách kích thích từ thành các động cơ điện sau:
    a. Động cơ điện kích từ độc lập
    Động cơ điện một chiều kích từ độc lập có cuộn kích từ được cấp điện từ một nguồn điện ngoài độc lập với nguồn điện cấp cho mạch phần ứng.
    b. Động cơ kích từ nối tiếp
    Động cơ kích từ nối tiếp có cuộn kích từ mắc nối tiếp với cuộn dây phần ứng.
    c. Động cơ kích từ hỗn hợp
    Động cơ kích từ hỗn hợp gồm 2 dây quấn kích từ: dây quấn kích từ song song và dây quấn kích từ nối tiếp trong đó dây quấn kích từ song song là chủ yếu.


    Đồ án dài 90 trang, có file kèm bản vẽ chi tiết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...