Luận Văn Đồ án thi công- ThS. Nguyễn Hoài Nghĩa- vô cùng đầy đủ

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án thi công có đủ bản thuyết minh, bản vẽ, tính toán cầu thang, dầm, cột, móng, tính toán tiến độ, vô cùng chuẩn .

    sơ lược
    (những tính toán đánh bằng math Type nên không post lên được nha các bạn)​
    GIỚI THIỆU ĐỒ ÁN
    Mặt bằng công trình:
    Kích thước công trình: rộng 24m, dài 67.6m, cao 34.4m gồm 8 tầng 1 trệt và một mái. Chiều cao các tầng là 3.6m, chiều cao tầng trệt là 4m, chiều cao tầng mái là 1.6m. Mỗi tầng có 12 căn hộ, với diện tích mỗi căn là (9.6x11)m[SUP]2[/SUP] gồm 4 phòng: 1 phòng khách, 1phòng ăn, 1 phòng ngủ và 1 phòng vệ sinh.
    Yêu cầu
    Phần chung: tính toán thiết kế biện pháp thi công cột dầm sàn tầng 5
    Phần riêng: tính toán thiết kế thi công cầu thang
    [​IMG]



    1. Công tác đổ bê tông cột:
    § Khối lượng bê tông của một cột: 0.3*0.5*3.6 = 0.54 (m[SUP]3[/SUP])
    § Tổng khối lượng bê tông cột của tầng 1: = 0.54*90 = 48.6 (m[SUP]3[/SUP]).
    § Bê tông cột được mua từ các nơi cung cấp bê tông tươi gần nhất, và được vận đến công trường bằng các xe trộn bê tông. Khi đổ bê tông cột cần chú ý.
    - Sau khi hoàn thành công tác nghiệm thu cốt thép và ván khuôn, phun dung dịch sika (dung dịch tăng cường sự bám dính bê tông vào cốt thép hoặc với lớp bê tông đã đổ trước đó) trước khi tiến hành đổ bê tông cột. Đổ bê tông bằng máy bơm, và đầm bằng đầm rùi bằng tay chiều cao mỗi lớp bê tông được đầm là 30 cm.
    - Trước khi đổ bê tông thì cần rải xi măng khô hay tưới nước xi măng vào chân cột để làm tăng độ liên kết giữa bê tông sàn và cột.
    - Với chiều cao cột là 3,6 (m) cột được chia làm 2 đoạn để đổ bêtông : Đợt đầu đổ tới 1,5 m (Tính từ mặt sàn) và đợt sau đổ tiếp đoạn cột còn lại, bêtông cột được đổ vào cột tại vị trí cửa sổ để tránh sự phân tầng. Sau khi đổ xong đoạn cột cao 1,5m ta bịt kín cửa sổ cột lại và tiến hành đổ bêtông phần cột còn lại.
    § Với những cửa nhỏ này ta có thể:
    - Đặt lọt đầu phía dưới của ống vòi voi vào trong (còn đầu trên gắn dưới phểu rót đặt từ trên sàn công tác ngang với các dầm) để trút bêtông xuống.
    - Làm hộp vuông (hay hộp hình nêm) đặt dưới đáy cửa nhỏ để rót vữa bêtông vào trong cột.
    § Lưu ý: đổ bê tông cột từ trên cao xuống, chân cột hay bị rỗ, vì sỏi đá từ trên cao xuống đọng dần ở đáy. Vì vậy, nên đổ bê tông chân cột bằng loại vữa có cốt liệu nhỏ, dày 30mm, khi đổ các đợt bê tông sau sỏi đá lớn sẽ rơi vùi vào lớp vữa này làm cho nó có thành phần bình thường. Các yêu cầu của bêtông khi đổ:
    + Bêtông được đổ liên tục để hoàn thành 1 cấu kiện.
    + Mỗi ca trộn phải được lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra.
    2. Công tác gia công lắp dựng cốt thép cột
    Tổng khối lượng cốt thép:
    Lưu ý:
    - Đối với các cấu kiện dạng thanh như dầm cột, ta có thể lấy sơ bộ 200 kg thép/khối
    - Đối với các cấu kiện dạng tấm, vỏ như sàn, ta có thể lấy sơ bộ 100 kg thép/khối
    a) Gia công cốt thép
    § Gia công và nối buộc cốt thép tại xưởng hoặc tại công trường sau đó dùng cần trục đưa lên cao (lưu ý: gia công cốt thép tại công trường phải đảm bảo thép không bị ảnh hưởng của thời tiết).
    § Chiều dài đoạn nối ³ 20d (d: đường kính cốt thép).
    § Kiểm tra kích thước, cự ly vận chuyển và chất lượng gia công cốt thép.
    b) Lắp đặt cốt thép
    Sau khi đã gia công xong cốt thép ở dưới mặt đất thì ta tiến hành lắp đặt cốt thép. Trước khi lắp đặt cốt thép cột nối vào các sắt chờ đầu cột trên lộ ra trên mặt sàn, phải làm các công việc sau:
    § Kiểm tra lại chiều dài cốt thép chờ có đủ cho chiều dài nối buộc theo quy định hay không (nếu không đủ chiều dài nối buộc thì phải hàn).
    § Kiểm tra lại vị trí thép chờ, nếu sai lệch thì phải sửa lại cho đúng trước khi lắp cốt thép phần cột trên, xác định vị trí tim của lồng thép.
    § Cọ rỉ bê tông dính trên thép chờ.
    § Vệ sinh bê tông chân cột và đục nhám bề mặt bê tông.
    § Cốt thép lắp xong phải chờ nghiệm thu xem có đúng quy cách hay không mới cho tiến hành ghép cốp pha.
    § Lắp buộc các cục bê tông để tạo lớp bê tông bảo vệ cột sau này.
    3. Đầm đổ bê tông cột
    Sử dụng máy bơm bê tông để đưa trực tiếp bê tông vào khi đổ . Đối với những tiết diện cột khá lớn (ví dụ 0,5x1)m ta có thể đưa trực tiếp ống bơm bê tông vào trong cốp pha và nâng dần ống bơm lên khi đổ để tránh hiện tượng phân tầng do bê tông rơi ở độ cao quá lớn.
    Chọn phương án đầm bêtông bằng cơ giới.
    Ưu điểm của đầm cơ giới: dùng đầm cơ giới có những ưu điểm ưu việt so với đầm thủ công như sau:
    - Có thể dùng được vữa bêtông khô (độ sụt nhỏ) nên tiết kiệm xi măng từ 10 đến 15%.
    - Rút ngắn được thời gian đông cứng của bêtông nên chóng tháo gỡ được cốp pha.
    - Do giảm được ximăng trong vữa bêtông nên giảm được co ngót của bêtông và do đó ít bị khe nứt.
    - Do giảm được nước trong vữa bêtông nên cường độ và độ chống thấm của bêtông sẽ được tăng lên nhiều.
    - Giảm được tới 3 lần lượng công nhân cần đầm, so với phương pháp thủ công.
    - Mục đích của việc đầm bê tông là để bảo đảm bê tông được đồng nhất, đặc chắc, không có hiện tương phân tầng, rỗng ở bên trong và rỗ ở bên ngoài, và để bê tông bám chặt vào cốt thép .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...