Đồ Án Đồ án sản xuất sạch hơn ngành thuộc da

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi huuduyen12, 3/1/15.

  1. huuduyen12

    huuduyen12 New Member

    Bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
    DANH MỤC HÌNH VẼ iv
    Chương 1. TỔNG QUAN 1
    1.1. Tổng quan sản xuất sạch hơn (SXSH) 1
    1.1.1. Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn 1
    1.1.2. Định nghĩa 2
    1.1.3. Các kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn 3
    1.1.4. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn 5
    1.1.5. Nguyên tắc thực hiện 5
    1.1.6. Lợi ích khi áp dụng SXSH 6
    1.1.7. Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam 7
    1.2. Tổng quan ngành thuộc da 9
    1.2.1. Lịch sử phát triển của công nghệ thuộc da 9
    1.2.2. Sự phát triển ngành thuộc da ở Việt Nam 10
    1.3.1. Hiện trạng môi trường ngành thuộc da 12
    Chương 2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH THUỘC DA VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ 13
    2.1. Quy trình sản xuất 13
    2.1.1. Nguyên liệu 13
    2.1.2. Công nghệ thuộc da 21
    2.1.1. Tiền thuộc 22
    2.1.2. Sơ thuộc 23
    2.1.3. Hoàn thành ướt 24
    2.1.4. Hoàn thành khô (sấy hoặc phơi, hoàn thiện) 25
    2.2. Các vấn đề môi trường 25
    2.2.1. Nước thải 25
    2.2.2. Chất thải rắn 27
    2.2.3. Khí thải 29
    2.3. Biện pháp quản lý 30
    2.3.1. Xử lý nước thải 30
    2.3.2. Chất thải rắn 32
    2.3.3. Xử lý khí thải 33
    Chương 3. CƠ HỘI ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THUỘC DA VIỆT NAM 35
    3.1. Cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn 35
    3.1.1. Tuần hòa và tái sử dụng 35
    3.1.2. Thay đổi công nghệ 38
    3.1.3. Quản lý nội vi 40
    3.2. Định hướng phát triển bền vững trong ngành thuộc da 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
    PHỤ LỤC 46

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1: Sản lượng sản phẩm thuộc da 11
    Bảng 1.2: Chất thải, hiện trạng quản lý trong ngành thuộc da Việt Nam 12
    Bảng 2.1: Tỉ lệ các chất trong da tươi của da trâu, bò sau công đoạn lột mổ 16
    Bảng 2.2: Một số tính chất của muối kiềm crôm 17
    Bảng 2.3: Tỉ lệ các hóa chất sử dụng trong thuộc da truyền thống 20
    Bảng 2.4: Đặc tính nước thải thuộc da 26
    Bảng 2.5: Đặc trưng nước thải thuộc da 26
    Bảng 2.6: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải thuộc da 27
    Bảng 2.7: Các loại chất thải rắn chưa thuộc 28
    Bảng 2.8: Các loại chất thải rắn đã thuộc 28
    Bảng 2.9: Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất 1 tấn da nguyên liệu: 29

    DANH MỤC HÌNH VẼ

    Hình 1.1: Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn 2
    Hình 1.2: Sơ đồ các nhóm kỹ thuật sản xuất sạch hơn 4
    Hình 1.3: Đồ thị thể hiện số doanh nghiệp áp dụng SXSH ở Việt Nam 8
    Hình 2.1: Cấu tạo cơ bản của da động vật 13
    Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ thuộc da 21
    Hình 2.3: Định lượng đầu vào, đầu ra cho 1 tấn da nguyên liệu 30
    Hình 2.4: Sơ đồ xử lý nước thải 32
    Hình 2.5: Sơ đồ sản xuất tấm da từ mảnh da vụn chứa Crom 33
    Hình 2.6: Da vụn ép thành tấm 33
    Hình 2.7: Sơ đồ công nghệ hệ thống tháp hấp thụ 33
    Hình 3.1: Sơ đồ tuần hoàn Crom trong quá trình thuộc da 36
    Hình 3.2: Qui trình thu hồi protein và vụn da chứa Crom 37
    Hình 3.3: Những yếu tố của dấu chân bền vững ngành thuộc da 42

    Chương 1. TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan sản xuất sạch hơn (SXSH)
    1.1.1. Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn
    Phớt lờ ô nhiễm
    Khoảng giữa thế kỷ XX, các ngành công nghiệp không quan tâm đến ô nhiễm môi trường. Lúc này, chất thải được thải bỏ vào môi trường không thông qua xử lý. Do mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ nên chưa gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.
    Pha loãng và phát tán
    Đến cuối 1960s, khi nhận thấy sự thay đổi của môi trường, các nhà công nghiệp bắt đầu áp dụng biện pháp pha loãng và phát tán:
    Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận.
    Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.
    Tuy nhiên, pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường vẫn không đổi gây tổn hại đến con người và môi trường.
    Xử lý cuối đường ống
    Những năm 1970, phương pháp xử lý cuối đường ống đã được áp dụng ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm. Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường.
    Xử lý cuối đường ống có thể kiểm soát được ô nhiễm nhưng không thể loại trừ triệt để ô nhiễm, sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp, chi phí xử lý cao.
    Phòng ngừa phát sinh chất thải
    Từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như "phòng ngừa ô nhiễm" (pollution prevention), "giảm thiểu chất thải" (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ "sản xuất sạch hơn" (cleaner production) (SXSH) được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này. Từ phớt lờ ô nhiễm đến SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung.

    Hình 1.1: Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn
    Năm 1989, UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn”nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong "Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn" (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP. Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
    1.1.2. Định nghĩa
    Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP,1994)
    Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược ngăn ngừa môi trường tổng hợp vào các quá trình, sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả về mặt tổng thể, và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
    - Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng & tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
    - Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
    - Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
    1.1.3. Các kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn
    1.1.3.1. Tuần hoàn & tái sử dụng
    Tái chế, tái sử dụng các nguồn vật liệu, phế phẩm bị thải ra ngay trong quy trình sản xuất đó, hoặc sử dụng cho các mục đích khác . Có 2 cách: Tuần hoàn & tái sử dụng/chế tại chỗ và đưa vào sử dụng lại hoặc tạo ra các sản phẩm phụ khác.
    Tuần hoàn & tái sử dụng tại chỗ: Dòng thải chứa vật liệu có giá trị có thể xử lý tại chỗ để tái sử dụng như: Dòng thải chứa năng lượng được thu hồi để tận thu năng lượng: thu hồi nước ngưng, nhiệt khói thải , dung dịch mạ được tuần hoàn trở lại bể mạ sau khi được làm sạch và bổ sung hóa chất .
    Sản xuất sản phẩm phụ: chất thải chứa vật liệu có giá trị cũng có thể được dùng để làm ra các sản phẩm phụ hay đem bán như là nguyên liệu.
    1.1.3.2. Quản lý nội vi
    Quản lý nội vi là kỹ thuật đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là quản lý nguyên vật liệu, quản lý quá trình sản xuất, quản lý nhân lực nhằm cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm.
    1.1.3.3. Kiểm soát quá trình sản xuất
    Cải tiến quá trình làm việc, hướng dẫn sử dụng máy móc và thực hiện việc ghi chép theo dõi đầy đủ quy trình công nghệ, chuẩn hóa các điều kiện vận hành ở những công đoạn nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải.
    Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ . cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh gần với điều kiện tối ưu để quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, mức phát thải thấp hơn và xả ra chất độc hại ít hơn.
     
Đang tải...