Thạc Sĩ Đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nam Sơn – Huyện Quỳ Hợp –Tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nam Sơn là một xã miền núi của huyện Quỳ Hợp, trung tâm xã cách trung tâm huyện theo đường Quốc lộ 48C khoảng 33 km về phía tây. Là một xã vùng cao, đời sống đại bộ phận Nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn.Cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hoá xã hội và cho sản xuất còn thiếu.Các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến chưa được đầu tư, áp dụng nhiều vào sản xuất, nên tăng trưởng kinh tế chưa cao và không bền vững.Chênh lệch đời sống giữa nông thôn và các vùng thành thị là rất lớn, trong khi đó nguồn kinh phí từ ngân sách và dân đóng góp để đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển sản xuất chưa nhiều.
    Nam Sơn có đường Quốc lộ 48C chạy qua trung tâm xã nối các nối các tuyến đường Quốc lộ 48 với Quốc lộ 7, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các xã trong huyện, với các huyện trong tỉnh, qua đó Nam Sơn có tiềm năng phát triển Nông lâm nghiệp, Công nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp và dịch vụ .
    Được sự hỗ trợ của các ban ngành cấp tỉnh, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Quỳ Hợp, thông qua các dự án đầu tư trong thời gian qua, xã đã từng bước dịch chuyển cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hoá trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực, màu các loại, phát triển hạ tầng xã hội đã thu được nhiều kết quả đáng kể; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước xoá đói giảm nghèo cho nhân dân trong vùng.
    Tuy nhiên từ những hạn chế trong công tác quy hoạch trước đây, chưa có một cách nhìn tổng thể trên tất cả các phương diện kinh tế - xã hội, quy hoạch nhiều nơi còn chồng chéo, chưa có sự tham gia đặc lực của người dân tại các thôn bản . nên việc triển khai, chỉ đạo thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn, hiệu qủa thực hiện một số dự án, đề án còn bị hạn chế.
    Để khắc phục các hạn chế ở trên, nhằm xây dựng nông thôn ở Nam Sơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao phù hợp với các tiêu chí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Việc điều tra, đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã là rất cần thiết.
    Để góp phần Thực hiện kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của UBND tỉnh Nghệ An và UBND huyện Quỳ Hợp. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Phạm Thị Minh Thư em đã quyết định làm đề tài tốt nghiệp về xây dựng quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An với những nội dung chủ yếu như sau:

    Chương I: Đặc điểm tự nhiên ,kinh tế - xã hội xã Nam Sơn.
    Chương II: Tính toán các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
    Chương III: Quy hoạch khu dân cư nông thôn.
    Chương IV: Quy hoạch phát triển nông nghiệp.
    Chương V: Tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội,môi trường và lựa chọn phương án quy hoạch.
    Chương VI: Kết luận và kiến nghị.
    Tài liệu tham khảo.

















    CHƯƠNG I
    ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
    I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
    1. Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng
    1.1. Vị trí
    Là một trong những xã thuộc vùng miền núi của huyện Quỳ Hợp, xã Nam Sơn cách trung tâm huyện Qùy Hợp theo đường Quốc lộ 48C khoảng 33 về phía Tây, trung tâm xã nằm cạnh trục đường này, đây là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất của xã. Với vị trí địa lý trên xã Nam Sơn có những khó khăn thuận lợi nhất định trong việc phát triển kinh tế, xã hội so với các xã trong huyện, trong vùng.
    1.2.Mối liên hệ vùng:
    Ranh giới hành chính xã Nam Sơn tiếp giáp với các xã:
    - Phía Bắc giáp xã Châu Thái;
    - Phía Nam giáp xã Thạch Ngàn huyện Con Cuông;
    - Phía Đông giáp xã Bắc Sơn;
    - Phía Tây giáp xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông.
    2. Đặc điểm địa hình
    Xã Nam Sơn là một xã miền núi có địa hình khá phức tạp, nghiêng dần từ Tây sang phía Đông, địa hình có độ cao trung bình 250 m so với mực nước biển. Phía bắc của xã được bao bọc các dãy núi cao, là ranh giới của rừng đặc dụng Pù Huống, nên địa hình chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe suối, khe tụ thủy với địa hình đồi núi chiếm tỉ lệ lớn với tổng diện tích tự nhiên của xã nên thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, , để phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương
    3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
    Trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu miền Tây Nam Nghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
    Theo số liệu thống kê của dự báo khí tượng, thuỷ văn tỉnh có nhiệt độ trung bình biến đổi từ 23[SUP]o[/SUP]C đến 25[SUP]o[/SUP]C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 từ 39-41[SUP]o[/SUP]C, tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng 1 là 6[SUP]o[/SUP]C.
    Lượng mưa bình quân đạt 1.450 mm, song lại phân bố không đều.
    Gió: Chịu ảnh hưởng một phần gió phơn Tây Nam (Gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng.
    Tuy nhiên trong những năm gần đây và dự kiến trong thời gian tới, điều kiện thời tiết, khí hậu trên địa bàn xã có những biến động bất hường, nguy cơ hạn hán, thiên tai lũ lụt xảy ra là rất lớn, gây bất lợi cho cây trồng và vật nuôi. Với đặc điểm khí hậu này cần chủ động bố trí thích hợp né tránh các yếu tố bất lợi cho sản xuất và chăn nuôi.
    4. Các nguồn tài nguyên, khoáng sản
    4.1. Tài nguyên nước
    Xã có diện tích đất khe suối và mặt nước chuyên dùng tương đối lớn 78,50 ha. Nguồn nước chủ yếu là các khe suối, khe lớn nhất là khe Nậm Chung và các khe lớn, nhỏ khác.Trên các khe suối này đã được xây dựng đập tràn phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt.Mặt khác nguồn sinh thuỷ ở đây phụ thuộc và khả năng giữ đất, giữ nước của rừng nên cần có biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả, bao gồm các nguồn sau.
    Nguồn nước mặt:
    Chủ yếu được khai thác từ hệ thống khe suối trên địa bàn, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
    Nguồn nước ngầm:
    Trên địa bàn xã, nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn song lại phân bố chủ yếu ở tầng sâu. Khó khăn cho việc khai thác phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.
    4.2. Tài nguyên đất
    Theo số liệu thống kê năm 2012, xã Nam Sơn có tổng diện tích tự nhiên 6.156,23 ha, trong đó:
    - Đất nông nghiệp 5932,51 ha, chiếm 96,36% tổng diện tích tự nhiên;
    - Đất phi nông nghiệp 146,02 ha, chiếm 2,37% tổng diện tích tự nhiên;
    - Đất chưa sử dụng 77,9 ha, chiếm 1,27% tổng diện tích tự nhiên.
    Theo đánh giá sơ bộ thì trên địa bàn xã có 2 loại đất chính sau:
    - Đất Feralit đỏ vàng chiếm phần đa diện tích đất tự nhiên, được hình thành trên diện tích đất đá phiến thạch tạo thành những dải đất ở ngay dưới thung lũng, chân đồi đặc điểm đất có màu vàng, nâu sẫm, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuất cây nông nghiệp và trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
    - Nhóm đất mùn núi cao, chiếm diện tích nhỏ, đất có màu vàng, có tỷ lệ mùn cao, độ ẩm, phân bố chủ yếu ở những ngọn núi cao, hướng sử dụng loại đất này chủ yếu vào lâm nghiệp.
    4.3. Tài nguyên khoáng sản
    Theo điều tra khảo sát Trên địa bàn xã chưa phát hiện được loại khoáng sản nào.
    4.4. Tài nguyên rừng
    Theo thống kê đến năm 2012 xã Nam Sơn có 5.847,30 ha đất lâm nghiệp trong đó:
    -Đất rừng sản xuất 3.502,40 ha, đất rừng phòng hộ có 1.572,70 ha;
    -Rừng đặc dụng có 772,20 ha;
    -Độ che phủ đạt 68,57%. Đồng thời địa bàn xã nằm trong vùng đệm Vườn đặc dụng Pù Huống, nên cần đầu tư phát triển nghề rừng, trồng khai thác phải luôn đi đôi với bảo vệ rừng hợp lý phát triển tính Đa dạng sinh học bền vững
    4.5. Tài nguyên nhân văn
    Huyện Quỳ Hợp nói chung xã Nam Sơn nói riêng nằm trong vùng đất có truyền thống lịch sử - Văn hóa lâu đời. Xã được chia thành 6 bản, gồm dân tộc Thái, Kinh.Đông nhất là dân tộc Thái.Xã Nam Sơn luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng.Nhân dân các dân tộc trong xã có tinh thần đoàn kết yêu thương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nổ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế, là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nam Sơn giàu đẹp, văn minh.
    4.6. Thực trạng môi trường
    Trong những năm trước đây, do trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa có biện pháp bảo vệ môi trường nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm đất bị suy thoái, chủ yếu là xói mòn, rửa trôi bạc màu, tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy của đồng bào dân tộc đã làm rừng bị suy giảm đa dạng sinh học, tuy nhiên trong những năm gần đây, được sợ quan tâm của Đảng và nhà nước, việc bảo vệ, trồng rừng trên địa bàn được đẩy mạnh, độ che phủ rừng được tăng lên đã ngăn chặn một phần tác động tiêu cực đến môi trường.
    5. Đánh giá chung
    Nam Sơn là một xã nằm ở phía Tây huyện Qùy Hợp, có vị trí địa lý thuận lợi nhờ tuyến quốc lộ 48C chạy qua xã, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá xã hội Đó là nền tảng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
    Xã có diện tích đất đai rộng (xã Nam Sơn có tổng diện tích tự nhiên 6.156,23 ha). Ngành nghề chủ yếu của địa phương là sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo ổn định sản xuất lương thực và mở rộng diện tích trang trại nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...