Đồ Án đồ án quy hoạch nông thôn mới xã hòa hiệp, huyện tân biên, tỉnh tây ninh giai đoạn 2011 - 2015 và đị

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    I. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 1
    II. Mục tiêu và yêu cầu của đồ án. 2
    III. Các căn cứ pháp luật lập quy hoạch. 3
    3.1. Các cơ sở pháp lý: 3
    3.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: 4
    IV. Phương pháp lập đồ án: 4
    4.1. Phương pháp tiếp cận. 4
    4.2. Phương pháp lập đồ án. 4
    V. Phạm vi lập đồ án. 5
    VI. Giai đoạn quy hoạch. 5
    PHẦN I: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP 6
    I. Điều kiện tự nhiên: 6
    1.1. Vị trí địa lý: 6
    1.2. Địa hình, địa mạo. 6
    1.3. Khí hậu. 6
    1.4. Thủy văn. 7
    1.5. Các nguồn tài nguyên: 7
    1.6. Thực trạng môi trường. 8
    1.7. Đánh giá điều kiện tự nhiên: 8
    II. Hiện trạng kinh tế - xã hội 9
    2.1. Các chỉ tiêu dân số, lao động và việc làm: 9
    2.2. Kinh tế. 9
    2.3. Xã hội: 10
    III. Hiện trạng kiến trúc – cảnh quan: 13
    4.1. Hiện trạng các công trình công cộng: 13
    4.2. Hiện trạng các ấp dân cư và nhà ở: 15
    4.3. Hiện trạng cơ sở sản xuất: 16
    4.4. Hiện trạng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng: 16
    IV. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường. 16
    4.1. Giao thông: 16
    4.2. Thủy lợi: 18
    4.3. Cấp điện: 19
    4.4. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt: 19
    4.5. Thoát nước thải, quản lý chất rắn và nghĩa trang. 19
    V. Hiện trạng hệ thống tổ chức chính trị xã hội: 20
    5.1. Hệ thống chính trị: 20
    5.2. An ninh trật tự: 20
    VI. Các chương trình dự án đang triển khai: 21
    6.1. Danh mục: 21
    6.2. Tính hiệu quả và sự phù hợp của các công trình, dự án: 21
    VII. Hiện trạng sử dụng đất 21
    7.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử sụng đất 21
    7.2. Phân tích biến động hiện trạng sử dụng đất 23
    7.3. Đánh giá cơ cấu, hiệu quả sử dụng đất xã Hòa Hiệp. 24
    7.4. Tổng kết – xác định tiềm lực phát triển. 25
    CHƯƠNG II: DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 30
    I. Về tiềm lực phát triển và mối quan hệ vùng: 30
    II. Về đất đai: 30
    III. Về dân số, lao động: 31
    3.1. Dự báo dân số. 31
    3.2. Dự báo lao động: 31
    3.3. Về loại hình, tính chất kinh tế chủ đạo: 32
    IV. Về phát triển kinh tế - xã hội: 32
    4.1. Mục tiêu: 32
    4.2. Các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực. 33
    4.3. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu. 33
    V. Kết luận công tác dự báo: 35
    CHƯƠNG III: QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI. 36
    I. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã. 36
    1.1. Định hướng về cấu trúc không gian tổng thể toàn xã. 36
    1.2. Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư: 38
    1.3. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng. 39
    1.4. Định hướng phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật: 40
    II. Quy hoạch sử dụng đất: 41
    2.1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: 41
    2.2. Phân kỳ sử dụng đất theo giai đoạn 2015-2020. 42
    2.3. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2011-2015 (đơn vị tính ha). 44
    2.4. Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạch: 45
    III. Quy hoạch sản xuất 47
    3.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp. 47
    3.2. Quy hoạch công nghiệp - TTCN 49
    3.3. Quy hoạch thương mại – Dịch vụ. 49
    IV. Quy hoạch xây dựng: 49
    4.1. Đối với ấp và khu dân cư mới 49
    4.2. Đối với Trung tâm xã. 54
    4.3. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật 58
    4.4. An ninh quốc phòng. 65
    4.5. Kinh tế xây dựng. 66
    4.6. Đánh giá hiệu quả của quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới 70
    KẾT LUẬN 71



    MỞ ĐẦUI. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạchNhằm đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp của xã phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao, đồng thời tạo điều kiện phát triển đời sống kinh tế người dân trên cơ sở hạn chế các mặt tiêu cực và phát huy lợi thế của tài nguyên thủy văn - đất đai, tổ chức khai thác tổng hợp tài nguyên nông nghiệp một cách đồng bộ thì cần xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có tính cạnh tranh; phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hoàn chỉnh, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; nâng cao đời sống và sinh hoạt của người dân nông thôn theo hướng văn minh và bền vững.
    Nghị quyết 26/TQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới vừa phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân nói chung; phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân sinh sống ở nông thôn.
    Muốn thực hiện được mục tiêu trên cần phải bố trí lại đất đai sử dụng đất phù hợp với đặc thù về tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng xã nhằm sử dụng quỹ đất đai và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đầy đủ hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất:


    Quy hoạch định hướng phát triển các khu dân cư nông thôn theo hướng tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo yêu cầu phát triển triển sản xuất, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lí sử dụng đất đai có hiệu quả. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cải tạo môi trường, gắn kết giữa sản xuất và phục vụ đời sống trên địa bàn xã.
    Quy hoạch định hướng phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân nhằm giảm khoảng cách về đời sống, sinh hoạt của người dân giữa đô thị và nông thôn.
    Cập nhật, kiểm kê đánh giá hiện trạng sử dụng và tiềm năng đất đai của xã làm cơ sở khoa học và thực tiễn để sử dụng thích hợp mỗi loại đất, cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã đến năm 2015 và 2020.
    Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ nay đến 2020, trên nguyên tắc sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đai.
    Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất, các chỉ tiêu sử dụng đất phải được cụ thể hóa từng năm giai đoạn 2011 – 2015 – 2020 theo từng công trình cụ thể.
    Xác lập các hệ thống giải pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của xã từ nay đến năm 2020.
    Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hoà Hiệp được lập nhằm cụ thể hóa chi tiết các định hướng chung của huyện. Đây là một đồ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển nông thôn một cách toàn diện, nâng cao đời sống người dân về mọi mặt và được thực hiện chủ yếu theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng.
    Vì vậy, việc lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hoà Hiệp là hoàn toàn cần thiết và cấp bách tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng góp phần vào sự phát triển chung của huyện, tỉnh.
    II. Mục tiêu và yêu cầu của đồ ánThiết lập đồ án quy hoạch chung xây dựng có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế và xã hội.
    Định hướng phát triển không gian và xác định phân khu chức năng hợp lý để khai thác quỹ đất xây dựng có hiệu quả nhất vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn được cảnh quan, môi trường bền vững.
    Tổ chức được các khu chức năng mang tính đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đáp ứng được nhu cầu phát triển.
    Phục vụ tốt cho công tác quản lý và phát triển xã một cách hài hòa, theo đúng quy hoạch được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư phát triển đồng bộ.
    Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị truyền thống, mang đặc trưng của xã thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    Đảm bảo 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội – môi trường; cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, ổn định đời sống dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
    Khai thác các lợi thế của xã, tổ chức hiệu quả quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
    Phục vụ công tác quản lý xây dựng, đầu tư xây dựng và định hướng phát triển theo quy hoạch.
    Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của người dân địa phương và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
    Phát huy nội lực, hướng vào sự xây dựng và phát triển nông thôn hiện đại và bền vững; xây dựng thực hiện đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các ngành và các đoàn thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...