Luận Văn đồ án môn học thi công thi công đập đất đầm nén

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỒ ÁN MÔN HỌC THI CÔNG THI CÔNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉNChương I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH
    1.1. Vị trí và nhiệm vụ công trình
    1.1.1. Vị trí công trình
    Công trình đầu mối hệ thống thủy lợi X được xây dựng trên suối Y, thuộc xã PN, huyện K, cách thị xã H 20 km về phía Bắc, ở toạ độ 230 19’ vĩ độ Bắc và 1050 38’kinh độ Đông.
    1.1.2. Nhiệm vụ công trình
    Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được Bộ NN – PTNT phê duyệt,
    hồ chứa có nhiệm vụ sau:
    - Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp khoảng 550ha;
    - Phát điện với công suất khoảng 1,5MW;
    - Cung cấp nước cho sinh hoạt cho và công nghiệp với lưu lượng 50m3/h;
    - Lòng hồ kết hợp nuôi trồng thủy sản;
    - Cải tạo môi trường và du lịch.
    1.2. Quy mô công trình
    1.2.1. Đặc trưng hồ chứa
    Để đảm bảo cho nhiệm vụ công trình,yêu cầu hồ chứa phải có các
    thông số sau:
    Mực nước Dung tích hồ
    Mực nước dâng bình thường 31,6m W = 3,9.106 m3
    Mực nước dâng gia cường 34,2 m W = 4,884.106 m3
    Mực nước chết 23,8 m W = 0,994.106 m3
    1.2.2. Đập đất
    Cao trình đỉnh đập
    Z 41,0 m
    Chiều rộng đỉnh đập B = 5m
    Kết cấu đập bằng đất đắp, dung trọng khô thiết kế tk = 1,7T/m3, có vật thoát nước kiểu lăng trụ.
    Mái dốc thượng lưu được gia cố bằng đá lát khan dày 30cm, trên lớp sỏi cát đệm. Hệ số mái thay đổi m = 2,5- 3,5 , có một cơ ở cao trình 27m rộng 3m;
    Mái dốc hạ lưu được trồng cỏ bảo vệ, hệ số mái thay đổi từ m = 2,75-3,5 có hai cơ ở cao trình + 27m rộng 5m và cao trình + 22,5m rộng 15m.
    1.2.3. Cống lấy nước
    Kiểu cống hộp, chảy không áp bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá phiến sét bên vai trái đập đất.
    Cống có các thông số sau:
    Thông số Giá trị Kí hiệu đề
    Lưu lượng thiết kế QTK = 1m3/s A
    Kích thước bxh = 0,8 x1,2
    Cao độ đầu cống đc = +22,54m
    Độ dốc lòng cống i = 0,002
    1.2.4. Đập tràn
    Tràn tự do bố trí tại eo yên ngựa bên phải đập đất kiểu máng tràn ngang nối tiếp bằng bậc nước nhiều cấp. Kết cấu đập tràn bằng đá xây có cọc bê tông cốt thép M200 dày 10cm.
    Tràn có các thông số sau:
    Cao trình ngưỡng tràn nt = + 31,62m
    Chiều rộng ngưỡng tràn Bnt = 40m
    Số bậc nước n = 6 bậc
    Chiều rộng bậc nước b = 20m
    Lưu lượng xả qxả = 234,45m3/s
    Cột nước ngưỡng tràn H = 2,38m
    1.2.5. Thời gian thi công
    Công trình được xây dựng trong khoảng 2 năm kể từ ngày khởi công.

    1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình
    1.3.1. Điều kiện địa hình
    Suối Bằng chảy qua vùng đồi thấp, đỉnh đồi có độ cao 50-100m, đỉnh hình tròn, hai bên lòng suối có thềm rộng, thuận tiện cho việc thi công.
    1.3.2. Đặc trưng khí tượng, thủy văn
    Khu vực xây dựng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
    1.3.3. Các đặc trưng thủy văn và các yếu tố dòng chảy vùng công trình đầu mối
    Hồ Đầm Bài dự kiến xây dựng trên Suối Bằng. Diện tích lưu vực tính đến tuyến đập đo được 16,6 km2.
    Lưu lượng dòng chảy ứng với tần suất 10 % của các tháng mùa khô như sau:

    Kí hiệu đề Lưu lượng dòng chảy theo tháng mùa khô Q(m3/s)
    11 12 1 2 3 4
    k 2.45 1.4 1.45 1.35 1.42 2.55


    ã Quan hệ Q~Zh ở hạ lưu tuyến đập:


    ã Dòng chảy lũ thiết kế:
    - Ứng với tần suất 10 % ta có lưu lượng đỉnh lũ Qmp vào tháng 8:
    Kí hiệu đề 2
    Qmp(m3/s) 188
    - Tổng lượng lũ thiết kế Wp = 7,5.106 m3
    ã Quan hệ dung tích hồ và cao trình mực nước hồ như sau:

    1.3.4. Động đất
    Khu vực xây dựng công trình có động đất cấp 7.
    1.4. Nguồn vật liệu xây dựng
    1.4.1. Vật liệu đất
    - Mỏ A nằm phía vị trí đập tràn, cách tuyến đập 400m, gồm chủ yếu là lớp đất sét và có lớp á sét từ trung đến nặng có lẫn dăm sạn xen kẹp, lớp này có lúc ở dưới, ở giữa và ở trên lớp đất sét. Bề dày khai thác tương đối đồng đều 22,5m. Trữ lượng 134.103m3.
    - Mỏ B nằm ở thượng lưu tuyến đập, tại cao trình 21m, cách tuyến đập 500m gồm các loại đất: á sét, sét, bề dày trung bình 2,8m. Trữ lượng 115.103m3.
    - Mỏ D nằm ở sau vai trái tuyến đập. Mỏ này chủ yếu là đất sét, bề dày trung bình 2,5m cách tuyến đập 800m, trữ lượng 123.103m3.
    - Mỏ E nằm phía thượng lưu tuyến đập, cách tuyến đập khoảng 1500m, bề dày khoảng 2,4m, gồm đất sét, á sét.
    Bốn mỏ đất gồm hai loại nguồn gốc chính là Eluvi và Deluvi. Đất ở bốn mỏ này có dung trọng tự nhiên khô tnk = 1,6T/m3 , đều dùng để đắp đập được.
    1.4.2. Cát, đá, sỏi
    Dùng đá vôi ở mỏ Bache, đá ở đó rất tốt dùng trong các công trường xây dựng. Mỏ này cách tuyến đập 6 7km.
    Vì sỏi ít nên dùng đá dăm ở mỏ Bache để đổ bê tông, cát phân bố dọc sông Đà dùng làm cốt liệu rất tốt, cự ly vận chuyển khoảng 5 10km.
    1.5. Giao thông vận tải
    Công trình nằm ở huyện K cách quốc lộ 6 khoảng 12km. Đường đến công trình thuận tiện cho việc vận chuyển thiết bị thi công và vật liệu xây dựng.
    1.6. Điều kiện dân sinh kinh tế
    Theo phương hướng quy hoạch đây là một huyện có dân số không nhiều nhưng lại có nhiều dân tộc khác nhau. Cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điều kiện sinh hoạt thấp kém.
    1.7. Khả năng cung cấp điện nước
    1.7.1. Cung cấp điện
    Cách công trình có đường dây cao thế 35KV chạy qua thuận tiện cho việc sử dụng điện cho công trường.
    1.7.2. Cung cấp nước
    Nước dùng cho sản xuất được đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhờ việc sử dụng nguồn nước lấy từ các sông, suối.
    Nước cho sinh hoạt cần xử lý bảo đảm vệ sinh cho người dùng.

    1.8. Điều kiện thi công
    + Khởi công ngày 1/12/2007.
    + Công trình đầu mối thủy lợi do Công ty D thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm nhận thi công.
    + Vật tư thiết bị cung cấp đến chân công trình theo đúng tiến độ.
    + Máy móc đảm bảo cho việc thi công.
    + Nhà thầu có khả năng tự huy động vốn đáp ứng nhu cầu thi công.
    + Thời gian thi công 2 năm.
    II. NỘI DUNG ĐỒ ÁN
    2.1. Công tác dẫn dòng
    2.1.1. Nêu phương án dẫn dòng từng thời đoạn trong các năm thi công ? Chọn lưu lượng và tần suất thiết kế dẫn dòng ?
    2.1.2. Tính thủy lực cho phương án dẫn dòng đã chọn? (Lòng sông thu hẹp, kênh, máng, cống ngầm, tràn tạm, đường hầm, khe răng lược, tính điều tiết qua tràn tạm, tràn chính .). Từ đó tính được các mốc khống chế đắp đập?
    2.2. Thi công đập đất
    2.2.1. Tính toán khối lượng đắp đập? {phương pháp tính, tính khối lượng cần đắp đập, khối lượng đào đất tại mỏ vật liệu, vẽ biểu đồ cường độ đắp đập
    (Qđắp~Đợt đắp), diện tích mặt đập ứng với cao trình mặt đập (F~Z), (V~Z)}.
    2.2.2. Quy hoạch và sử dụng bãi vật liệu? Lập bảng quy hoạch và sử dụng bãi vật liệu?
    2.2.3. Chọn phương án đào và vận chuyển đất lên đập? (Nêu và chọn phương án, tính toán lượng xe máy, kiểm tra sự phối hợp của các xe máy?).
    2.2.4. Xác định các thông số đầm nén? (Chọn máy đầm, tính tải trọng đầm, độ dày rải đất đầm, số lần đầm .).
    2.2.5. Tổ chức thi công mặt đập? (Tính cường độ khống chế đắp đập, số đoạn công tác cho một cao trình đại diện, cường độ thi công thực tế, bố trí dây chuyền thi công)?
     
Đang tải...