Đồ Án Đồ án dẫn dòng thi công và công tác hố móng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỒ ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG VÀ CÔNG TÁC HỐ MÓNG


    GVHD : Mai Lâm Tuấn
    SVTH : Tạ Xuân Chiến
    Lớp : 49CT2
    Nhóm : N2.3
    Đề : Công trình 1
    Tính toán thủy lực : K2
    Tính toán tiêu nước : Thời kỳ đào móng

    Các thành viên trong nhóm :
    1. Hoàng Thị Biển - 49CT2
    2. Nguyễn Thị Nguyệt - 49CT2
    3. Tạ Xuân Chiến - 49CT2






    PHẦN THUYẾT MINH


    Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. Vị trí công trình
    Hồ chứa nước Bà Râu tỉnh Ninh Thuận được xây dựng trên suối Bà Râu thuộc địa phận xã Phước Kháng và xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận, công trình cách thành phố Phan Rang khoảng 30 km về phía bắc. Khu công trình đầu mối có vị trí địa lý như sau:
    - 109001’24’’ kinh độ Đông
    - 11044’14’’ vĩ độ Bắc

    1.2. Nhiệm vụ công trình
    Hồ chứa nước Bà Râu có nhiệm vụ: Giảm lũ cho khu công nghiệp Du Long và trung tâm huyện Thuận Bắc. Chống sạt lỡ, đảm bảo an toàn tính mạng cho đồng bào dân tộc RăcLây thôn Bà Râu – An Đạt. Cung cấp nước tự chảy cho 300ha đất canh tác xã Lợi Hải và Phước Kháng. Cung cấp nước cho khu công nghiệp Du long và phục vụ dân sinh, vật nuôi trong vùng, cải tạo môi trường sinh thái.
    Căn cứ vào nhiệm vụ công trình, chiều cao của đập TCXD-VN 285-2002 để xác định cấp công trình đầu mối
    - Cấp nước tưới cho 300ha công trình thuộc cấp IV
    - Đập đất cao H = 19,80m trên nền đất thuộc cấp III
    Công trình đầu mối được ấn định là công trình cấp III

    1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình
    Được thể hiện trong bảng sau:
    Bảng 1.1 Quy mô kết cấu công trình

    TT Các hạng mục chính Đơn
    vị Thông số
    I Đập đất : kết cấu đập bằng đất đắp
    1 Cao trình đỉnh đập m 60,5
    2 Chiều dài theo đỉnh đập m 877,5
    3 Chiều rộng đỉnh đập m 6,5
    4 Cao trình tường chắn sóng m 61,3
    5 Chiều rộng cơ đập thượng lưu m 3
    6 Cao trình cơ đập thượng m 50,5
    7 Chiều rộng cơ đập hạ lưu m 3
    8 Cao trình đống đá tiêu nước m 44
    9 Chiều rộng đống đá tiêu nước m 2
    10 Bảo vệ mái đập thượng lưu BTCT M200
    11 Bảo vệ mái đập hạ lưu Trồng cỏ
    12 Gia cố đỉnh đập BTCT M200
    13 Chiều cao đập lớn nhất m 19,5
    14 Hệ số mái thượng lưu 2,75 ; 3
    15 Hệ số mái hạ lưu 2,5 ; 2,75
    II Tràn xả lũ: Kết cấu bằng BTCT
    1 Loại tràn Có cửa
    2 Cao trình ngưỡng tràn m 52
    3 Chiều rộng tràn m 2(3x4)
    4 Cột nước tràn thiết kế P = 1,0% m 5,85
    5 Lưu lượng xả thiết kế P = 1.0% m3/s 150
    6 Cột nước tràn kiểm tra P = 0,2 % 8,02
    7 Lưu lượng xả kiểm tra P = 0,2 % 245
    8 Dốc nước sau tràn xả lũ
    - Chiều rộng dốc m 7,6
    - Chiều dài dốc m 45,0
    - Độ dốc i % 10
    - Hình thức tiêu năng Đáy
    9 Kênh xả lũ
    - Chiều rộng kênh m 15
    - Chiều cao cột nước trong kênh m 2,17
    III Cống lấy nước: Ống thép bọc BTCT
    1 Khẩu diện cống tròn m 0,60
    2 Kết cấu cống Ống thép bọc BTCT
    3 Chiều dài cống m 87,7
    4 Cao trình ngưỡng cống m 46,0
    5 Hình thức cửa van Van côn hạ lưu
    6 Lưu lượng thiết kế m3/s 0,33
    IV Hệ thống kênh:
    1 Kênh chính:Kết cấu bằng BTCT
    - Lưu lượng m3/s 0,30
    - Hình thức kênh Kênh hộp hở
    - Chiều dài m 1954
    - Kết cấu BTCT M200
    2 Kênh cấp I: Kết cấu bằng BTCT
    - Chiều dài m 6350
    - Hình thức Kênh hộp hở bằng BTCT


    1.3.1 Quy mô kết cấu đập đất
    - Khối I : Khối gia tải thượng lưu có chiều dày tối thiểu 2 m để bảo vệ khối II là khối chống thấm. Khối I sử dụng các lớp 2b, 4 và 5 khai thác ở các mỏ III, V và IX. Yêu cầu đắp khối này phải đạt độ chặt K  0,97 và k  1,84 T/m3
    - Khối II : Khối chống thấm thân đập. Sử dụng lớp 4d khai thác ở các mỏ III, V và IX. Lớp 4d là á sét nặng-sét nhẹ có hệ số thấm K  1x10-5 cm/sec đáp ứng được yêu cầu chống
    thấm của khối này.Yêu cầu đắp khối này phải đạt k  1,77 T/m3, Kc  0,97, Kt  1x10-5 cm/sec
    - Khối III : Khối gia tải hạ lưu có tác dụng giữ ổn định cho đập và bảo vệ khối II. Sử dụng tối đa hỗn hợp đất đá đào móng tràn và đập để đưa vào đắp khối này. Khối này đắp phải đạt độ chặt K  0,97 k  1,82 T/m3
    - Mái thượng lưu :Từ đỉnh đập 60,50 m đến cơ 50,50 kết cấu bằng các tấm BTCT M200 có kích thước 2x2x0,15m trên các lớp bọc đá dăm dày 0,15 m và cát dày 0,15 m.
    - Cơ 50,50 m và mái từ cơ 50,50 m trở xuống kết cấu bằng các tấm BTCT M200 kích thước 2x2x0,12 m trên các lớp lọc đá dăm dày 0,15cm cát dày 0,15 m.
    - Mái hạ lưu :Mái hạ lưu đập được thiết kế bảo vệ bằng trồng cỏ kết kợp các rãnh thu nước theo truyền thống. Kết cấu các rãnh bằng xây đá, mặt cắt rãnh 0,2x0,2 m tạo thành các số có kích thước 3x3m để thu nước mưa từ mái đập. Hình thức bảo vệ này đã được thực hiện ở hầu hết các đập đã xây dựng từ trước đến nay ở Việt Nam. Qua thực tế vận hành chưa có sự cố xuất hiện nên đề nghị được áp dụng hình thức bảo vệ này cho mái hạ lưu đập Bà Râu.
    -Hệ thống tiêu nước thân đập: Được áp dụng hình thức dải lọc kiểu ống khói cát để hạ nhanh đường bão hoà ngay sau khối chống thấm của đập (khối III) và đưa nước thấm qua thảm lọc cát nằm ngang thoát ra hạ lưu qua đống đá tiêu nước. Với MN lớn nhất ở hạ lưu (khi tràn xả lũ TK) là  44,00 m nên đống đá tiêu nước bằng đá hộc xếp sẽ TK với cao độ đỉnh là 44,50m. Như vậy toàn bộ khối gia tải hạ lưu đập luôn được nằm trên đường bão hoà đảm bảo ổn định cho đập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...