Đồ Án Đồ án công nghệ sảm xuất acid glutamic

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án công nghệ sảm xuất acid glutamic


    Nếu theo dõi từ đầu tư liệu “Báo cáo của Ajinomoto” nầy độc giả dễ dàng nhận thấy đây là một tài liệu có tính chất “đánh bóng” thương hiệu Ajinomoto, giải thích vòng vo những nỗ lực của tập đoàn nầy trong việc lập ra một công ty con tại Thái Lan để tiêu thụ “phân bón” được sản xuất từ chất thải của nhà máy bột ngọt, không những làm tăng doanh thu, mà còn giải quyết được nạn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý nghiêm túc.

    Trong suốt 51 trang (nguyên bản) của báo cáo nầy, người ta không tìm thấy hai chữ “ô nhiễm” trong bài viết. Các tác giả cố tình né tránh, e ngại rằng sẽ gây ấn tượng “không đẹp” cho những sản phẩm làm ra. Những thuật ngữ có dính dáng đến ô nhiễm, độc hại, bệnh tật tuyệt đối tìm cách diễn đạt khác, tế nhị hơn như “thân thiện” với môi trường, “tăng cường” (enhancer) hương vị cũng không ngoài mục đích đó. Nói khác đi ngành sản xuất MSG vốn đã bị tai tiếng là một ngành gây ô nhiễm tai hại khắp nơi chúng có mặt, cụ thể nhất là những nhà máy của công ty Vedan (Đài loan), MiWon (Hàn Quốc) hay Ajinomoto (Nhật Bản)* tại Việt Nam hiện vẫn đang là vấn đề nóng bỏng trong những ngày gần đây vì tác hại từ nước thải ra sông ngòi đã lên đến mức báo động đỏ.
    Dù vậy, chúng tôi sử dụng “báo cáo” nầy làm tư liệu vì những lý do sau đây:
    - Qui trình công nghệ sản xuất và xử lý nước thải của nhà máy sản xuất bột ngọt không kèm theo thiết bị xử lý chất thải thỏa đáng và tương thích, thường tìm mọi cách thải thẳng “chui” ra sông ngòi để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu (như ở Trung Quốc, Thái Lan hay nước khác ) phá hoại nghiêm trọng đến môi trường gây thiệt hại cho môi sinh, con người ở địa phương có nhà máy là một thực tế tương đối phổ biến. Qua sơ đồ kĩ thuật và số liệu trong bài sẽ giúp các nhà nghiên cứu và quản lý môi trường có điều kiện tham khảo khi thanh kiểm tra những thủ đoạn gian dối và xảo quyệt của tập đoàn Vedan cũng như những cơ sở tương tự. Thông thường những chi tiết kỹ thuật nầy được giữ rất bí mật đối với bên ngoài, ngay cả “công suất” thực sự của từng công đoạn trong qui trình sản xuất cũng bị ém nhẹm. Với một qui trình sản xuất khép kín với bồn chứa, van ống chằng chịt trong nhà máy làm bó tay những ai không nắm bắt về kỹ thuật là điều dễ hiểu.

    - Qua tài liệu nầy Ajinomoto chính thức xác nhận là có thể áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để khắc phục ô nhiễm, xử lý chất thải của nhà máy chế biến. Theo tiết lộ của ông Tsuji Takeshi, giám đốc Ajinomoto tại Việt nam thì chi phí trang thiết bị xử lý tương đương 1,2-1,3 đô la/tấn sản phẩm hay như Ông Nguyễn văn Sơn, cựu giám đốc nhà máy bột ngọt (1968-1975) cho biết “một quy trình xử lý chất thải có nhiều BOD và tính axít của ngành bột ngọt, chi phí này làm đội giá thành lên trung bình khoảng 15%“. Nếu dùng con số nầy để tính toán số tiền Vedan phải nộp phạt trong 14 năm qua theo công suất đăng kí của các phân xưởng thì chúng ta sẽ thấy con số 217 triệu đồng “phí môi trường” mà Bộ Tài Nguyên môi trường Việt Nam đưa ra là quá khiêm tốn và dễ dãi! Từ những thông số tham khảo nầy, cơ quan bảo vệ môi trường của Việt Nam có thể yêu cầu các nhà máy sản xuất MSG phải đầu tư thích đáng để được giấy phép hoạt động trở lại trên đất nước Việt Nam. Điều mà vị Phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai cho rằng “Vedan quá siêu” và tinh vi đến độ địa phương không tìm ra manh mối của những chất thải với báo chí trong lúc vụ án Vedan được phơi bày ra ánh sáng trong tháng 9 vừa qua là một điều vừa buồn cười vừa đau lòng (!?) nếu như đó là sự thật hay có những “sự thật” khác mà người dân chưa được biết trong một thời gian hơn một thập kỉ?

    - Vấn đề chất thải của nhà máy sản xuất MSG được chế biến thành phân bón vốn không mới mẻ gì. Ajinomoto đã ứng dụng kĩ thuật nầy từ những năm 1980 khi vấn đề ô nhiễm của nhà máy sản xuất bột ngọt trở thành tâm điểm phê phán trên công luận và Ajinomoto cũng đã đưa phân bón nầy từ nhà máy ở Indonêxia sang Việt Nam để thử nghiệm trong một thời gian dài (1993-1997) trước khi chính thức bắt tay vào việc sản xuất sản phẩm phân bón Ami-Ami. Trong thời gian đầu Ajinomoto đã phát không cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long để quảng bá, gây nhiều tai tiếng và nghi ngờ về hiệu quả thật sự khi xét nghiệm dung dịch có pha Ami-Ami. Thật là “Nhất cử lưỡng tiện”. Hơn thế nữa qua “báo cáo” nầy chúng ta có thể thấy Ajinomoto đang lập lại ở nước ta những gì mà họ đã thành công ở Thái Lan trong lĩnh vực nầy và đó là mục đích cao nhất của những người chấp bút “báo cáo của Ajinomoto”.
     
Đang tải...