Đồ Án Đồ án công nghệ chế tạo máy

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆĐộc lập - Tự do - hạnh phúc

    NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
    ĐỒ ÁN MÔN HỌC CHẾ TẠO MÁY
    ĐỀ SỐ:
    HỌ & TÊN SV: Nguyễn Bộ
    LỚP: CCL10
    Tên đề tài: THIẾT KẾ QTCN GIA CÔNG CÀNG
    I. Các số liệu ban đầu:
    1. Bản vẽ chế tao chi tiết.
    2. Sản lượng sản xuất hàng năm (12.500 chiếc/năm)
    3. Trang thiết bị tự chọn cho phù hợp.
    II. Nội dung thuyết minh và tính toán:
    1. Phân tích điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật và tính kết cấu công nghệ của chi tiết gia công.
    2. Xác định dạng sản xuất và phương pháp chế tao phôi.
    3. Thiết kế QTCN gia công cơ chi tiết:
    a. Vẽ sơ dồ gá đặt có ký hiệu định vị, kẹp chặt, dụng cụ cắt ở vị trí cuối cùng, chỉ rõ phương chiều của chuyển động cho từng nguyên công.
    b. Chọn máy kết cấu dao.
    c. Trình bày các bước: chọn dao (loại dao và vật liệu làm dao), tra lượng dư gia công cho 2 bề mặt: Khoét, doa lỗØ50, Khoét, doa lỗØ24
    d. Tính toán chế độ cắt : n, t, s . cho 2 nguyên công vẽ
    e. Tính công suất máy, thời gian máy cho 2 nguyên công vẽ.
    III. Bản vẽ: 02 bản vẽ
    1. Bản vẽ chế tạo và bản vẽ hình chiếu trục đo của chi tiết (khổ giấy A[SUB]3[/SUB]).
    2. Bản vẽ QTCN (khổ giấy A[SUB]2[/SUB], vẽ 02 nguyên công theo chỉ định của GVHD)
    IV. Thời gian thực hiện: 8 tuần
    1. Ngày giao nhiệm vụ: 19/02/2012
    2. Ngày hoàn thành: 16/04/2012
    GV hướng dẫn



    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi các kỹ sư cơ khí và cán bộ kỹ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất, sửa chữa và sử dụng.
    Mục tiêu của môn học này là tạo điều kiện cho người học nắm vững và vận dụng có hiệu quả các phương pháp thiết kế, xây dựng và quản lý các quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu trong điều kiện và qui mô sản xuất cụ thể. Môn học còn truyền đạt được những yêu cầu về chỉ tiêu công nghệ trong quá trình thiết kế kết cấu cơ khí để góp phần nâng cao hiệu quả chế tạo chúng.
    Đồ án công nghệ chế tạo máy nằm trong chương trình đào tạo của ngành chế tạo máy thuộc khoa cơ khí có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo cho sinh viên hiểu một cách sâu sắc về những vấn đề mà người kỹ sư gặp phải khi thiết kế một quy trình sản xuất chi tiết cơ khí.
    Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, đặc biệt là thầy TRƯƠNG QUANG DŨNG và thầy đã giúp em hoàn thành đồ án môn học này.
    Đây cũng là lần đầu tiên nên trong quá trình tìm hiểu thực tễ cũng như tài liệu để hoàn thành đồ án nên còn nhiều sai sót, mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô.
    Em xin chân thành cảm ơn!


    Sinh viên thực hiện

    Nguyễn Bộ


    MỤC LỤC
    NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    PHẦN 1. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG 5
    1.1. Công dụng:. 5
    1.2. Điều kiện làm việc:. 5
    1.3. Các yêu cầu kĩ thuật:. 5
    1.4. Vật liệu phôi:. 5
    1.5. Tính công nghệ của chi tiết:. 5
    1.5.1. Về yêu cầu kỹ thuật:. 5
    1.5.2. Về các phần tử kết cấu:. 6
    Phần 2. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI. 7
    2.1. Xác định dạng sản xuất:. 7
    2.2. Chọn phương pháp chế tạo phôi:. 8
    2.3. Bản vẽ chi tiết lồng phôi:. 9
    Phần 3. THIẾT LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 12
    3.1. Xác định đường lối công nghệ:. 12
    3.2. Chọn phương pháp gia công:. 12
    3.3. Lập tiến trình công nghệ:. 12
    3.4. Thiết kế nguyên công công nghệ:. 13
    3.4.1. Nguyên công 1: Phay mặt đầu thứ 1, thứ 2. 13
    3.4.2. Nguyên công 2: Khoét, doa lỗ Ø50. 15
    3.4.3. Nguyên công 3: Khoét, doa lỗ Ø24. 16
    3.4.4. Nguyên công 4: phay mặt đầu thứ 3, 4. 17
    3.4.5. Nguyên công 5: Khoan, taro lỗ Ø6. 18
    3.4.6. Nguyên công 6: cắt đôi chi tiết. 19
    3.4.7. Nguyên công 7: Cắt đứt chi tiết theo góc nghiêng 120[SUP]0[/SUP]. 20
    3.4.8. Nguyên công 8: Kiểm tra. 22
    Phần 4. TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT CHO 2 NGUYÊN CÔNG VẼ 24
    4.1. Tính chế độ cắt cho nguyên công 2: Khoét, Doa lỗ Ø50. 24
    4.1.1. Chế độ cắt khi khoét thô:. 24
    4.1.2. Chế độ cắt khi khoét tinh:. 25
    4.1.3. Doa thô:. 27
    4.1.4. Doa tinh:. 28
    4.2. Tính chế độ cắt cho nguyên công 3: khoét doa lỗ Ø24. 29
    4.2.1. Chế độ cắt khi khoét thô:. 30
    4.2.2. Chế độ cắt khi khoét tinh:. 31
    4.2.3. Doa thô:. 32
    4.2.4. Doa tinh:. 34


    PHẦN 1. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG
    1.1.Công dụng:
    - Là bộ phận nối giữa trục điều khiển và các bánh răng di trượt (khi cần thay đổi tỉ số truyền trong hộp tốc độ).
    1.2.Điều kiện làm việc:
    - Điều kiện làm việc không khắc nghiệt, chi tiết chỉ cần mômen xoắn nhỏ khi làm việc (gạt cho bánh răng ăn khớp với nhau) và chi tiết không thường xuyên chịu tải, ít mài mòn, có va đập khi làm việc. Nhiệt độ làm việc khôn cao.
    1.3.Các yêu cầu kĩ thuật:
    - Là chi tiết dạng càng có các lỗ làm việc chính nên bề mặt lỗ thường có yêu cầu độ cứng bề mặt cao, R[SUB]a[/SUB] = 2,5µm.
    - Độ không song song giữa các lỗ không vượt quá 0,02mm.
    - Độ không vuông góc giữa lỗ tâm với mặt đầu không vượt quá 0,02mm trên 100mm chiều dài.
    - Các bề mặt làm việc đạt độ cứng HRC = 40 ư 45.
    1.4.Vật liệu phôi:
    - Vật liệu phôi chế tạo chi tiết làm việc với tải trọng nhỏ, ít mài mòn nên ta có thể chọn theo đề bài vật liệu chế tạo phôi là GX15-32.
    - Độ cứng HB = 182 ư 199 (lấy HB = 190)
    - GX là hợp kim chủ yếu của Fe với C và chứa 1 số nguyên tố khác như: (0,5 ư 4,5)%Si; (0,4 ư 0,6)%Mn; 0,8%P; 0,12%S và một số nguyên tố khác không đáng kể như: Cr, Ni, Cu, Al,
    - GX có độ bền nén cao, chịu mài mòn, tính đúc tốt, có các phần làm giảm rung động nên được sử dụng nhiều trong ngành chế tạo máy.
    ð Chọn vật liệu chế tạo phôi bằng GX15-32 là hợp lý nhất.
    1.5.Tính công nghệ của chi tiết:
    Tính công nghệ của chi tiết có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và độ chính xác gia công. Vì vậy khi thiết kế cần lưu ý các kết cấu sau:
     

    Các file đính kèm:

    • up-.rar
      Kích thước:
      202.3 KB
      Xem:
      0
Đang tải...