Đồ Án ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY "Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết bạc bắt chầy của máy dập

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay, các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kỹ sư cơ khí và cán bộ kỹ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất, sửa chữa và sử dụng.
    Mục tiêu của môn học là tạo điều kiện cho người học nắm vững và vận dụng có hiệu quả các phương pháp thiết kế, xây dựng và quản lý các quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu trong điều kiện và qui mô sản xuất cụ thể. Môn học còn truyền đạt những yêu cầu về chỉ tiêu công nghệ trong quá trình thiết kế các kết cấu cơ khí để góp phần nâng cao hiệu quả chế tạo chúng.
    Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy nằm trong chương trình đào tạo của ngành chế tạo máy thuộc khoa cơ khí có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo cho sinh viên hiểu một cách sâu sắc về những vấn đề mà ngườ kỹ sư gặp phải khi thiết kế một qui trình sản xuất chi tiết cơ khí.
    Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, và đặc biệt là thầy giáo Pgs.Ts Nguyễn Trọng Bình đã giúp em hoàn thành tốt đồ án môn học này.


    THUYẾT MINH ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
    I. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
    Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết bạc bắt chầy của máy dập đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã cho trong bản vẽ chi tiết.
    II. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT.
    Đây là một dạng chi tiết thuộc loại chi tiết dạng bạc.Được sử dụng rộng rãI trong Cơ khí. Đó là những chi tiết dạng ống tròn, thành mỏng.Trong quá trình làm việc chi tiết luôn chịu :
    + Mài mòn lớn
    + ứng suất thay đổi theo chu kì
    + Lực va đập
    + Tải trọng động lớn
    Cũng như các chi tiết dạng khác, tính công nghệ trong việ gia công để đạt các yêu cầu kĩ thuật cần thiết .Trước hết cần chú ý đến đặc trưng quan trọng đối cới các chi tiết dạng bạc là tỉ số giữa chiều dài và đường kính ngoài lớn nhất của chi tiết. Tỉ số phải thoả mãn trong giới hạn: 0,5 ¸ 3,5
    Tiếp đến phải chú ý đến kích thước lỗ của bạc bởi vì cùng một đường kính gia công lỗ bao giờ cũng khó hơn gia công trục.
    Bề dày của thành bạc cũng không nên quá mỏng để tránh biến dạng khi gia công và nhiệt luyện.
    Theo đề bài: [​IMG] như vậy thoả mãn điều kiện
    Yêu cầu kỹ thuật cơ bản.
    - Độ song song giữa mặt đầu và mặt đáy < 0,1/100
    - Độ vuông góc giữa mặt đáy và mặt trụ ngoài < 0,0/100.
    - Độ đồng tâm giữa mặt trụ ngoài và mặt trụ trong < 0,15.
    - Nhiệt luyện đặt HRC = 40 - 50
    II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT.
    Cũng như các chi tiết dạng khác, tính công nghệ trong việ gia công để đạt các yêu cầu kĩ thuật cần thiết .Trước hết cần chú ý đến đặc trưng quan trọng đối cới các chi tiết dạng bạc là tỉ số giữa chiều dài và đường kính ngoài lớn nhất của chi tiết. Tỉ số phải thoả mãn trong giới hạn: 0,5 ¸ 3,5
    Tiếp đến phải chú ý đến kích thước lỗ của bạc bởi vì cùng một đường kính gia công lỗ bao giờ cũng khó hơn gia công trục.
    Bề dày của thành bạc cũng không nên quá mỏng để tránh biến dạng khi gia công và nhiệt luyện.
    Theo đề bài: [​IMG] như vậy thoả mãn điều kiện
    Đường kính lỗ f146 phải giảm xuống f140 để thnhf lỗ f17 sẽ không quá mỏng, tránh biến dạng khi gia công .
    Khi gia công chi tiết dạg bạc, yêu cầu kĩ thuật quan tọng nhất là độ không đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ, cũng như dộ vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm lỗ. Cụ thể như sau:
    + Mặt trụ ngoài f210 và f100 đạt cấp chính xác: 7 - 10.
    + Độ nhám mặt đầu: Ra=2,5 ;Rz= 40 – 10
    + Độ không vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm lỗ
    + Độ nhám bề mặt ngoài Ra= 2,5.
    + Độ nhám bề mặt lỗ Ra = 2,5 – 0,
    III. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT.
    Để xác định dạng sản xuất ta phải dựa vào trọng lượng của chi tiết và sản lượng chi tiết hàng năm.
    a) Tính trọng lượng của chi tiết.
    - Tính thể tích chi tiết.
    Để tính được thể tích của chi tiết ta tiến hành chi chi tiết ra làm nhiều phần để tính các Vi sau đó lấy tổng các Vi vậy sau khi tính toán ta được V = 0,11(dm3)
    - Khối lượng riêng của hợp kim thép : g = 7,85 kG/dm3.
    - Trọng lượng của chi tiết.
    Q = g.V
    Vậy Q = 0.11.7,85 =0.86 (kg)
    b) Tính sản lượng chi tiết.
    Sản lượng chi tiết hàng năm được xác định theo công thức :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...