Đồ Án ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY "Thiết kế qui trình công nghệ chế tạo chi tiết trục quạt trần"

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đầu đề thiết kế: Thiết kế qui trình công nghệ chế tạo chi tiết

    II. Các số liệu ban đầu:
    Sản lượng hàng năm: .
    Điều kiện sản xuất: Tự chọn.
    III. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
    1. Phân tích yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
    2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết.
    3. Xác định dạng sản xuất.
    4. Chọn phương pháp chế tạo phôi.
    5. Lập thứ tự các nguyên công (vẽ sơ đồ gá đặt, ký hiệu định vị, kẹp chặt, chọn máy, chọn dao, ký hiệu chiều chuyển động của dao, của chi tiết).
    6. Tính lương dư cho một bề mặt(do giáo viên hướng dẫn chỉ định) và tra lượng dư các bề mặt còn lại .
    7. Tính chế độ cắt cho nguyên công thiết kế đồ gá và tra chế độ cắt cho các nguyên công còn lại.
    8. Tính thời gian cơ bản cho tất cả các nguyên công.
    9. Tính và thiết kế đồ gá(lập sơ đồ gá đặt,tính lực kẹp,thiết kế các cơ cấu của đồ gá,tính sai số chuẩn,sai số kẹp chặt,sai số mòn,sai số điều chỉnh,sai số chế tạo cho phép của đồ gá,lập bảng kê khai các chi tiết của đồ gá)

    IV.Yêu cầu bản vẽ:
    1. Chi tiết lồng phôi: 01 bản (khổ giấy A4, hoặc A3).
    2. Chi tiết: 01 bản(khổ giấy A4).
    3.Nộp file CAD các bản vẽ:
    4.Sơ đồ nguyên công:bản (A0)
    5.Đồ gá :01 bản(A0)

    Người nhận Hưng Yên ngày 18 tháng 8 nam 2009
    (Họ tên và chữ ký) Giáo Viên Hướng Dẫn
    Luyện Duy Tuấn





    I. PHÂN TÍCH YÊU CẦU CỦA CHI TIẾT.
    - Chi tiết gia công – trục quạt trần QP – là dạng trục bậc.
    - Theo sách Công nghệ chế tạo máy trục cần đảm bảo 1 số điều kiện kỹ thuật sau:
    + Kích thước đường kính các cổ lắp ghép yêu cầu cấp chính xác 7 ¸ 10.
    + Độ chính xác về hình dáng hình học của các trục nằm trong giới hạn 0,25 ¸ 0,5 dung sai đường kính cổ trục.
    + Đảm bảo dung sai chiều dài mỗi bậc trục trong khoảng 0,05 ¸ 0,2 mm.
    + Độ đảo các cổ trục lắp ghép không vượt quá 0,01 ¸ 0,03 mm.
    + Độ nhám của các cổ trục lắp ghép đạt Ra = 1,25 ¸ 1,16; của Rz = 40 ¸ 20 và bề mặt không lắp ghép Rz = 80 ¸ 40.
    - Hai bề mặt lắp ghép ổ bi là bề mặt làm việc chính của trục vì vậy:
    + Giữa hai bề mặt lắp ghép ổ bi cần đảm bảo độ đồng tâm.
    + Ngoài ra, lỗ lắp chốt treo cần đảm bảo độ vuông góc với đường tâm và độ giao nhau với đường tâm để đảm bảo khi quạt làm việc được ổn định.
    - Vật liệu làm trục là thép cacbon như: C35, C40, C45.
    - Với trục bậc có đường kính chênh nhau không lớn lắm nên chọn phôi là phôi cán.
    - Bảng thành phần hoá học của thép 45:

    CMnSiSPNiCr0,4¸0,50,5¸0,80,17¸0,37≤0,045≤0,0450,250,25
    - Thép 45 phôi cán có độ cứng 241 HB.
    - Vậy vật liệu chế tạo trục là hợp lý.
    II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CHI TIẾT.
    - Trục bậc có kết cấu đơn giản nên có khả năng gia công được bằng các dao thông thường.
    - Kích thước đường kính những bề mặt lắp ghép đảm bảo giảm dần về hai phía nên thuận tiện cho việc lắp ghép các chi tiết trên trục.
    - Trục được treo cố định không chịu mômen uốn, xoắn, làm việc ở nhiệt độ không cao và chỉ chịu lực dọc trục nên trục không cần nhiệt luyện, đảm bảo độ cứng vững.
    - Khi gia công cần tạo hai lỗ tâm phụ để đảm bảo độ đồng tâm giữa các bậc trục ở các nguyên công khác nhau và thuận tiện cho việc gia công.
    III. DẠNG SẢN XUẤT.
    Theo đề bài có số sản phẩm được sản xuất trong một năm của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...