Đồ Án ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY "Thiết kế qui trình công nghệ chế tạo chi tiết tay biên 1" LÊ TRƯỜNG GIA

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung thuyết minh và tính toán Đồ án môn họcCông Nghệ Chế Tạo Máy1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết:
    Theo đề bài thiết kế:
    ” Thiết kế qui trình công nghệ chế tạo chi tiết tay biên”
    với sản lượng 1500 chi tiết/năm, điều kiện sản xuất tự do.
    Tay biên là một dạng chi tiết trong họ chi tiết dạng càng, chúng là một loại chi tiết có một hoặc một số lỗ cơ bản mà tâm của chúng song song với nhau hoặc tao với nhau một góc nào đó.
    Chi tiết dạng càng thường có chức năng biến chuyển động thẳng của chi tiết này ( thường là piston của động cơ) thành chuyển động quay của chi tiết khác (như là trục khuỷu) hoặc ngược lại. Ngoài ra chi tiết dạng càng còn dùng để đẩy bánh răng ( khi cần thay đổi tỉ số truyền trong các hộp tốc độ).
    Điều kiện làm việc của tay biên đòi hỏi khá cao:
    + Luôn chịu ứng suất thay đổi theo chu kỳ.
    + Luôn chịu lực tuần hoàn, va đập.
    2. hân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết:
    [​IMG]Bề mặt làm việc chủ yếu của tay biên là hai bề mặt trong của hai lỗ. Cụ thể ta cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau đây:
    - Hai đường tâm của hai lỗ I và II phải song song với nhau và cùng vuông góc với mặt đầu tay biên . Hai đường tâm của hai lỗ I và II phải đảm bảo khoảng cách A = 115,5±0,1, độ không vuông góc của tâm lỗ so với mặt đầu là 0,05 mm trên chiều dài l = 100 mm (0,05/100mm). Hai lỗ thường có lắp bạc lót có thể tháo lắp được.
    Qua các điều kiện kỹ thuật trên ta có thể đưa ra một số nét công nghệ điển hình gia công chi tiết tay biên như sau:
    + Kết cấu của càng phải được đảm bảo khả năng cứng vững.
    + Với tay biên phải đảm bảo các điều kiện làm việc khắc nghiệt của tay biên.
    + Chiều dài các lỗ cơ bản nên chọn bằng nhau và các mặt đầu của chúng thuộc hai mặt phẳng song song với nhau là tốt nhất.
    + Kết cấu của càng nên chọn đối xứng qua mặt phẳng nào đó. Đối với tay biên các lỗ vuông góc cần phải thuận lợi cho việc gia công lỗ.
    + Kết cấu của càng phải thuận lợi cho việc gia công nhiều chi tiết cùng một lúc.
    + Kết cấu của càng phải thuận lợi cho việc chọn chuẩn thô và chuẩn tinh thống nhất.
    Với tay biên , nguyên công đầu tiên gia công hai mặt đầu để đảm bảo độ song song của 2 mặt đầu và để làm chuẩn cho các nguyên công sau ( gia công hai lỗ chính ).
    3. Xác định dạng sản xuất:
    Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau đây:
    N = N1m(1 + b/100)
    Trong đó:
    N : Số chi tiết được sản xuất trong một năm;
    N1 : Số sản phẩm (số máy) được sản xuất trong một năm;
    m : Số chi tiết trong một sản phẩm;
    b : Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ (5% đến 7%)
    Þ N = 1500.1.(1 + 6%) = 1590 ( sản phẩm).
    Sau khi xác định được sản lượng hàng năm ta phải xác định trọng lượng của chi tiết. Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức:
    Q = V.g
    Trong đó : V Thể tích của chi tiết .
    g :Trọng lượng riêng . Với Thép 45 g = 7,852kg/dm3
    V = (120x112 - 30x33,5 - 3,14x652 /4 +120x140 - 20x14 - 40x40 - 3,14x80 2 /4) x50 = 0,95 dm3 Q = 7,852x0,95 = 7,46 (kg)
    Theo bảng 2 trang 13 – Thiết kế đồ án CNCTM, ta có:
    Dạng sản suất: HÀNG LOẠT LỚN
    4. Chọn phưong pháp chọn phôi:
    4.1 Phôi ban đầu để đúc:
    4.2 Trước khi đúc ta phải làm sạch kim loại.
    4.3 Làm sạchphôi :
    4.4 Bản vẽ lồng phôi :
    Từ cách chế tạo phôi ở trên ta có thể tra được lượng dư theo bảng 3.103 . Sổ tay công nghệ Chế tạo Máy. Với vật đúc bằng thép chính xác cấp II ta có :
    Lượng dư để gia công lỗ f65+0,03 : 2Z = 8 (mm).
    Lượng dư để gia công lỗ f80+0,03 : 2Z = 8 (mm).
    Lượng dư để gia công mặt phẳng đáy : Z = 3 (mm).
    Lượng dư để gia công mặt phẳng ở vị trí rót : Z = 4 (mm).

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...