Đồ Án Đồ án công nghệ chế tạo máy "Thiết kế QTCN gia công càng gạt"

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi người kỹ sư phải có kiến thức tương đối rộng, phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề cụ thể trong sản xuất và trong sửa chữa.
    Môn học công nghệ chế tạo máy có vai trò rất quan trọng, môn học giúp cho người sinh viên nắm vững biết vận dụng hiệu quả các phương pháp thiết kế và quản lý quá trình chế tạo một sản phẩm cơ khí có hiệu quả. Đồ án công nghệ chế tạo máy là việc tổng hợp những kiến thức đã học vào việc thiết kế quy trình công nghệ chế tạo máy cho một chi tiết điển hình. Nó giúp cho sinh viên làm quen và thiết kế một quy trình công nghệ gia công cho một sản phẩm cơ khí cụ thể.
    Trong quá trình làm đồ án môn học em được sự chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Đắc Lộc và các thầy cô trong khoa nhưng kiến thức tổng hợp còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô trong khoa tận tình góp ý chỉ bảo.
    Em xin cám ơn các thầy, cô đã giúp em hoàn thành đồ án này.















    NỘI DUNG THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN ĐỒ ÁN MÔN HỌC
    CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

    I. Chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết
    Chi tiết càng gạt có chức năng biến chuyển động thẳng của chi tiết này (piston
    của động cơ đốt trong ) thành chuyển động quay của chi tiết khác. Ngoài ra các
    chi tiết còn có tác dụng để đẩy để bánh răng khi cần thay đổi tỉ số truyền trong
    các hộp tốc độ, chi tiết làm việc trong điều kiện chịu va đập.
    II. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết
    Cũng như các chi tiết khác đối với các chi tiết dạng càng tính công nghệ có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, độ chính xác gia công đối với các chi tiết dạng càng yêu cầu:
    - Độ cứng vững gia công
    - chiều dài của các lỗ cơ bản nên bằng nhau các mặt đầu của chúng nên nằm trên hai mặt phăng song song là tốt nhất.
    - Kết cấu càng nên đối xứng qua một mặt phẳng nào đó. Đối với những càng có các lỗ vuông góc với nhau thì kết cấu phải thuận lợi cho việc gia công các lỗ đó.
    - Kết cấu của càng phải thuận lợi cho việc gia công nhiều bề mặt cùng một lúc.
    - Hình dáng của càng phải thuận lợi cho cho việc chọn chuẩn thô và chuẩn tinh thống nhất.
    Chi tiết càng C15 có các mặt đầu không cùng nằm trên một mặt phẳng nên mất nhiều nguyên công để gia công các mặt đầu. Khi gia công các mặt đầu f25 thì độ cứng vững của chi tiết gia công kém dẫn đến đồ gá phức tạp. Mặt khác do kết cấu như vậy nên thời gian gia công rất dài (do thời gian chạy không nhiều) vì vậy giảm năng suất gia công muốn tăng năng suất gia công thì phải gia công ở nhiều vị trí như vậy phải phay đồng thời các mặt đầu nên cần phải có các máy chuyên dùng.
    Đây là chi tiết có kết cấu đối xứng đơn giản do vậy phôi được chế tạo bằng phương pháp đúc trong khuôn cát sau đó đem ủ.
    Bề mặt A là bề mặt lắp ráp sau khi gia công xong, do vậy nên chọn mặt A làm chuẩn tinh chính.
    Vật liệu chi tiết là gang xám GX 15 - 32 .
    III. Xác định dạng sản xuất.
    Trong chế tạo máy người ta phân biệt ba dạng sản xuất
    - sản xuất đơn chiếc
    - sản xuất hàng loạt
    - sản xuất hàng khối
    Xác định dạng sản xuất phụ thuộc sản lượng (N) hàng năm của chi tiết và khối lượng (Q) của chi tiết
    +, Sản lượng hàng năm của chi tiết xác định theo công thức sau đây
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...