Đồ Án Đồ án công nghệ chế tạo máy "thiết kế giá đồ hộp "

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU ` Đồ án Công nghệ Chế tạo máy là một đồ án chuyên ngành của sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy. Làm đồ án công nghệ chế tạo máy giúp sinh viên giả quyết một vấn đề tổng hợp vè công nghệ chế tạo máy sau khi đã nghiên cứu các giáo trình cơ bản của ngành Chế tạo máy. Đồng thời giúp sinh viên là quen với cách sử dụng tài liệu, sổ tay, tiêu chuẩn và có khả năng kết hợp so sánh những kiến thức lý thuyết với thực tế sản xuất.
    Mặt khác khi thiết kế đồ án sinh viên phải phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo để giả quyết một vấn đề công nghệ cụ thể. Đây là bài tập dượt cuối cùng của sinh viên chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy trước khi làm Đồ án tốt nghiệp.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tăng Huy cùng các thầy cô khác trong bộ môn nhưng bản Đồ án vẫn không tránh khỏi những sai sót. Vậy nên em rất mong nhận được sự chỉ giáo thêm của các thầy, các cô, cùng các bạn đồng nghiệp.
    Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
    Hà nội, tháng 11 - 2003

    CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ XÁC ĐỊNHDẠNG SẢN XUẤTI-[​IMG]PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT Chi tiết (giá đỡ) có dạng hộp, vật liệu chế tạo GX 15 – 32 có nhiệm vụ đỡ các chi tiết máy khác. Bề mặt làm việc chính của chi tiết là mặt phẳng đáy và mặt trên vì vậy cần phải gia công chính xác hơn 2 mặt tai. Phần trụ giữa có ren vít để lắp và điều chỉnh khi đỡ các chi tiết khác. Các lỗ có bán kính R7 để cố định giá đỡ trên thân máy nhờ bu lông và có thể điều chỉnh được khoảng cách, các rãnh 10x10x15 được phay có tác dụng chống xoay chi tiết gá đặt lên giá đỡ.
    Các điều kiện kỹ thuật cần đảm bảo khi chế tạo hộp:
    · Kích thước lỗ F30 được gia công với độ chính xác cấp 847; độ nhám bề mặt RZ = 1040,63
    · Các mặt phẳng được gia công với độ chính xác 947; Độ nhám bề mặt RZ= 40 420 (mm).
    · Độ không song song của mặt đáy và mặt trên là 0,05mm trên 100mm chiều dài.
    · Độ không vuông góc của tâm lỗ so với mặt đầu là 0,05mm trên 100mm chiều dài.
    · Các bề mặt của hộp được nhiệt luyện đạt độ cứng 50-55 HRC.
    Thành phần hoá học của GX 15-32
    C= ( 3,2 4 3,5 )%; Si= ( 2,0 42,4)%; Mn (0,741,1)%; P<0,4%; S<0,15%
    Ngoài ra còn có các thành phần Ni, Cr, Mo
    Tính chất của GX 15-32 có sb kéo = 15 kg/mm2 ; sb uốn = 32kg/mm2 độ giãn dài e= 0,5; sb nén = 60kg/mm2; HB= 1634229.
    II- PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT Tính công nghệ trong chi tiết dạng hộp có ý nghĩa quan trọng nó ảnh hưởng đến năng suất và độ chính xác gia công. Với chi tiết giá đỡ được giao ta thấy:
    · Chi tiết có kết cấu đơn giản, các bề mặt gia công cho phép thoát dao một cách dễ dàng. Có thể đưa dao vào để gia công các lỗ và bề mặt một cách dễ dàng.
    · Chi tiết có đủ độ cứng vững vì có gân tăng cứng cho phép đảm bảo trong quá trình gia công không bị biến dạng và có thể dùng chế độ cắt cao, đạt năng suất cao.
    · Bề mặt làm chuẩn (mặt A) có đủ diện tích cho phép thực hiện nhiều nguyên công và cho phép thực hiện quá trình gá đặt nhanh.
    · Các lỗ trên hộp có kết cấu đơn giản không có rãng hoặc dạng định hình, lỗ đồng tâm có đường kính giảm từ trên xuống thuận lợi cho việc gia công khi chọn chuẩn mặt A, các lỗ đều thông suốt và ngắn.
    III- XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT Theo đầu đề thiết kế sản lượng hàng năm là 5000 sản phẩm.
    Vậy tổng sản lượng mà nhà máy phải thiết kế được tính theo công thức:
    N = N1 .m [​IMG] Trong đó:
    N: Số chi tiết được sản xuất trong một năm
    N1: Số sản phẩm được giao chế tạo trong một năm N1= 5000
    m : Số chi tiết trong một sản phẩm m = 1
    b: Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ b = 5%
    a: Hệ số tính đến số chi tiết phế phẩm khi chế tạo phôi a = 4%
    Thay vào ta có:
    N = 5000 x 1x (1 + 0,05) x (1 + 0,04) = 5450 sản phẩm Xác định trọng lượng của một chi tiết là:
    Qi = V. g (kG) Trong đó: Qi : trọng lượng chi tiết
    V: Thể tích của chi tiết
    g: Trọng lượng riêng của vật liệu g = 7,1kG/dm3
    Ta có V = V1 + V2 +V3 + V4
    Với V1: Thể tích của đế giá đỡ:
    V1 = 15 x 70 x140 = 147000 (mm3)
    V2: Thể tích khối trụ giữa:
    V2 = P.R2.h = ( 3,14 x 452/ 4) x 40 = 63618 (mm2)
    V3: Thể tích phần mặt trên:
    V3 = 50 x 80 x 15 = 60000 (mm2)
    V4: Thể tích gân tăng cứng:
    V4 = 10 x 30 x 23 = 6900 (mm2)
    Vậy V = 277.000 (mm3 ) = 0,277 ( dm3)
    Trọng lượng một chi tiết là:
    Q1 = 0,277 x 7,1 » 1,97 (kg)
    Vậy căn cứ vào bảng phân loại dạng sản xuất ta có dạng sản xuất loạt lớn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...