Đồ Án đồ án công nghệ chế tạo máy "thân đỡ với vật liệu là GX15-32"

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và đặc biệt là ngành cơ khí đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản vững chắc và tương đối rộng đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất.
    Môn học công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.Để giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức cơ bản của môn học và làm quen với nhiệm vụ thiết kế , trong chương trình đào tạo.Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy không thể thiếu được đối với sinh viên chuyên nghành chế tạo máy khi kết thúc môn học.
    Sau một thời gian tìm hiểu và với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo: Luyện Duy Tuấn, em đã hoàn thành đồ án môn học công nghệ chế tạo máy được giao.Trong quá trình thiết kế em đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu liên quan,tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót vì thiếu kinh nghiệm thực tế, thiết kế. Do vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ chế tạo máy và sự đóng góp ý kiến của các bạn để em hoàn thiện hơn đồ án của mình cũng như hoàn thiện hơn vốn kiến thức em vẫn mong được học hỏi.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Luyện Duy Tuấn đã hướng dẫn em hoàn thiện đồ án môn học này.
    Mục lục


    I. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết trang 3

    II. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết trang 4

    III. Xác định dạng sản xuất trang 4

    IV. Chọn phương pháp chế tạo phôi trang 5

    V. Tra cấp chính xác lỗ trang 5

    VI. Kiểm tra độ bóng bề mặt gia công trang 5

    VII. Chọn chuẩn trang 6

    VIII. Tính lượng dư cho một bề mặt và tra lượng dư
    cho các bề mặt còn lại trang 7
    IX. Tính chế độ cắt cho một nguyên công
    và tra chế độ cắt cho các nguyên công còn lại trang 10

    X. Xác định thời gian nguyên công trang 34

    XI. Thiết kế đồ gá cho nguyên công gia công lỗ f 6,5 mm trang 40

    ​ ​ ​ ​

    Tài liệu tham khảo
    1.Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy _ Trần Văn Địch.
    2. Công nghệ chế tạo máy tập I,tập II
    3. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập I
    4. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập II
    5. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập III
    6. Atlas đồ gá (Trần Văn Địch)


    Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
    I. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết
    Căn cứ vào bản vẽ chi tiết (b2) thân đỡ với vật liệu là GX15-32(gang xám 15-32).
    - Ta thấy rằng chi tiết này có chức năng đỡ đầu trục đồng thời có thể làm nắp để ghép với chi tiết khác tạo nên bộ phận máy, như vậy có thể coi chi tiết thân đỡ này như một chi tiết dạng hộp.
    Do đó ,nhiều lỗ cần được gia công chính xác để thực hiện các mối lắp ghép.
    - Trên chi tiết ta thấy những bề mặt làm việc chủ yếu là:
    + Mặt trụ rỗng trong F20+0,04 được dùng để thực hiện lắp ghép với các chi tiết máy khác.
    + Mặt trụ rỗng trong F30+0,04 được dùng để thực hiện lắp ghép với các chi tiết máy khác.
    + Mặt trụ rỗng trong F12+0,03 được dùng để thực hiện lắp ghép với các chi tiết máy khác.
    + Mặt đáy phẳng có 4 lỗ F6,5+0,03 được dùng để bắt bulông với chi tiết khác
    + Mặt đầu của phần trụ F40
    + Mặt đầu của phần trụ F30
    - Trong đó các kích thước quan trọng là:
    + Kích thước đường kính lỗ: F30+0,04 ; F20+0,04 ; F12+0,03
    [​IMG] + Kích thước thẳng: 50 của phần trụ F40
    6 của đế (bề dày của đáy)
    + Kích thước của khoảng cách tâm các lỗ chính so với mặt đáy:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...