Đồ Án Đồ án Công nghệ chế tạo máy-Phần 1

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đầu đề luận án:
    BIÊN SOẠN “GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ TRÊN MÁY CẮT KIM LOẠI”
    2. Nhiệm vụ và yêu cầu:
    1) Tổng quan về đồ gá.
    2) Các chi tiết và cơ cấu định vị.
    3) Các chi tiết và cơ cấu kẹp chặt.
    4) Các cơ cấu khác.
    5) Một số cơ cấu và đồ gá điển hình theo máy cắt ( 3D )
    6) Kêt luận và đề nghị

    MỤC LỤC​​​
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ GÁ Trang
    1.1 Trang bị công nghệ 1
    1.2 Phân loại đồ gá 2
    1.2.1. Phân loại theo nhón máy
    1.2.2. Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa
    1.3 Cấu tạo tổng quát của đồ gá 4
    1.4 Tác dụng của đồ gá 4
    1.5 Yêu cầu đối với đồ gá 5
    1.6 Tài liệu ban đầu để thiết kế đồ gá 5
    1.7. Trình tự thiết kế đồ gá 6
    CHƯƠNG 2: ĐỊNH VỊ VÀ CÁC CHI TIẾT ĐỊNH VỊ TRONG
    ĐỒ GÁ
    2.1 Khái niệm về định vị 8
    2.2 Nguyên tắc 6 điểm khi định vị 8
    2.3 Chuẩn và phân loại chuẩn 11
    2.4 Các thành phần sai số của kích thước gia công 12
    2.4.1 Sai số gá đặt
    2.4.2 Sai số chuẩn
    2.4.2.1 Khái niệm
    2.4.2.2 Ví dụ tính sai số chuẩn
    2.4.2.3 Phương pháp tính sai số chuẩn
    2.5 Áp dụng tính sai số chuẩn 16
    2.5.1 Sai số khi định vị bằng mặt phẳng
    2.5.2 Sai số chuẩn khi định vị bằng mặt tròn ngoài
    2.5.3 Sai số chuẩn khi định vị bằng mặt lỗ
    2.5.4 Định vị bằng mặt phẳng và 2 lỗ có đường tâm
    thẳng góc với mặt phẳng
    2.5.5 Dung sai và lắp ghép của chốt và lỗ
    2.5.6 Chiều cao chốt
    2.5.7 Định vị bằng một mặt phẳng và một chốt trám
    có tâm song song với mặt phẳng
    2.5.8 Định vị bằng lỗ côn (lỗ tâm)
    2.6 Sai số kẹp chặt 32
    2.7 Sai số đồ gá 41
    2.8 Các chi tiết và cơ cấu định vị 43
    2.9 Các chi tiết định vị mặt phẳng 44
    2.10 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài 50
    2.11 Các chi tiết định vị mặt trụ trong 51
    CHƯƠNG 3: CHI TIẾT VÀ CƠ CẤU KẸP CHẶT
    3.1 Tổng quan về kẹp chặt 57
    3.1.1 Khái niệm về kẹp chặt và yêu cầu cơ cấu kẹp chặt 57
    3.1.2 Ý nghĩa của kẹp chặt 58
    3.1.3 Phương và chiều lực kẹp 59
    3.1.4 Điểm đặt của lực kẹp 60
    3.2 Phân loại các cơ cấu kẹp chặt 61
    3.3.1 Sai số kẹp chặt 62
    3.3.2 Cách tính lực kẹp cần thiết 62
    3.3.2.1 Tính lực kẹp khi tiện 67
    3.3.2.2 Tính lực kẹp khi khoan 71
    3.3.2.3 Tính lực kẹp khi phay 74
    3.3 Các cơ cấu kẹp chặt điển hình kiểu cơ khí 77
    3.3.1 Kẹp chặt bằng chêm 77
    3.3.1.1 Tính lực kẹp của chêm 78
    3.3.1.2 Tính điều kiện tự hãm của chêm 79
    3.3.1.3 Lực cần thiết đóng chêm ra 83
    3.3.1.4 Tính chêm có con lăn 84
    3.3.1.5 Tính chêm có chốt 86
    3.3.1.6 Tính chêm có chốt và con lăn 89
    3.3.2 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm 93
    3.3.2.1 Bánh lệch tâm tròn 94
    3.3.2.2 Bánh lệch tâm đường cong Asimet 95
    3.3.2.3 Bánh lệch tâm đường cong Logarit 98
    3.3.3 Kẹp chặt bằng ren vít 99
    3.3.4 Kẹp chặt bằng ren vít-đòn 104
    3.3.5 Kẹp chặt lò xo 107
    3.4 Các cơ cấu kẹp chặt điển hình kiểu thủy lực-khí nén,
    điện từ-điện cơ 109
    3.4.1 Kẹp chặt bằng khí nén 109
    3.4.2 Kẹp chặt bằng thủy lực 114
    3.4.3 Kẹp chặt bằng khí nén-thủy lực 119
    3.4.4 Kẹp chặt bằng cơ khí-thủy lực 122
    3.4.5 Kẹp chặt bằng từ tính 123
    3.4.5.1 Nguyên lý
    3.4.5.2 Tính lực kẹp
    3.4.6 Kẹp chặt bằng điện từ 126
    3.4.7 Kẹp chặt bằng điện cơ 128
    3.4.8 Kẹp chặt bằng chân không 129
    CHƯƠNG 4 : CƠ CẤU TỰ ĐỊNH TÂM 135
    4.1 Khái niệm
    4.2 Các cơ cấu tự định tâm thường dùng. 135
    4.2.1 Cơ cấu tự định tâm bằng ren ốc trái chiều nhau 135
    4.2.2 Cơ cấu tự định tâm bằng chêm 135
    4.2.3 Cơ cấu tự định tâm bằng đòn bẩy 138
    4.2.4 Cơ cấu tự định tâm bằng các đường cong 138
    4.2.5 Cơ cấu tự định tâm bằng khe chêm 140
    4.2.6 Cơ cấu tự định tâm bằng lò xo dĩa 142
    4.2.6 Cơ cấu tự định tâm bằng ống kẹp đàn hồi 144
    4.2.6 Cơ cấu tự định tâm bằng chất dẻo 148

    CHƯƠNG 5 : CÁC CƠ CẤU KHÁC 151
    5.1 Cơ cấu định vị đồ gá trên bàn máy cắt gọt 151
    5.2 Cữ so dao 152
    5.3 Cơ cấu dẫn hướng 154
    5.3.1 Bạc dẫn 154
    5.3.2 Phiến dẫn 161
    5.4 Cơ cấu phân độ 164
    5.5 Thân đồ gá 169

    Lời nói đầu​​​
    Trong quá trình học, qua những môn học chuyên nghành và nhất là qua đồ án công nghệ chế tạo máy chúng ta đã biết và sử dụng một số các chi tiết định vị và kẹp chặt, nhưng đó chỉ là một vài chi tiết trong rất nhiều các chi tiết và cơ cấu đã được biên soạn thành những tài liệu khác nhau, và trong thực tế thì còn nhiều hơn nữa mà mình chưa thể biết đến. Chính vì thế cuốn sách này ra đời với mục đích chủ yếu là để hệ thống lại kiến thức về đồ gá, các loại tiêu chuẩn, có được một khái niệm tổng quát và biết thêm được những cơ cấu, những chi tiết dùng trong đồ gá, ít nhiều phục vụ cho công việc học tập của chúng ta.
    Cuốn “Hướng dẫn thiết kế đồ gá trên máy cắt kim loại” đã nói rất rõ trình tự thiết kế đồ gá, và trong hướng đi đã được vạch ra thì giáo trình này đã trang bị cho người làm rất nhiều công cụ và tài liệu để từ đó họ có thể chọn lựa và có được sự lựa chọn tốt nhất cho riêng mình. Phần phụ lục đã được tập hợp tất cả những chi tiết tiêu chuẩn, hình ảnh cơ cấu và thông số cụ thể để ta có thể hình dung một cách toàn diện về công việc thiết kế đồ gá.
    “Hướng dẫn thiết kế đồ gá trên máy cắt kim loại” là nơi tập hợp tất cả các chi tiết, cơ cấu định vị, chi tiết và cơ cấu kẹp chặt điển hình để sau này, khi người đọc cần tra cứu, hoặc khi sinh viên làm đồ án sẽ không phải mày mò nhiều quá nhiều sách để tìm được cái mình cần, tạo thuận lợi hơn cho việc học tập và nghiên cứu của người đọc.
    Lời cuối cùng trước khi gửi đến tay quý độc giả. Mặc dù sách được biên soạn trong thời gian khá dài, và được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Nhưng với vốn kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng còn hạn chế nên sản phẩm chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý độc giả để cuốn giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn !!!
    Khái niệm về đồ gá:
    Đồ gá được cấu tạo bởi các bộ phận chính như sau:
    Bộ phận định vị
    Bộ phận kẹp chặt
    Các cơ cấu truyền lực từ nơi tác động đến vị trí kẹp chặt.
    Các cơ cấu hướng dẫn dụng cụ cắt như: phiến dẫn, bạc dẫn, then dẫn, dưỡng so dao
    Các cơ cấu quay và phân độ.
    Thân đồ gá và đế đồ gá để lắp ráp các bộ phận trên tạo thành bộ đồ gá hoàn chỉnh.
    Cơ cấu định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy cắt kim loại.
    Tác dụng của đồ gá
    Nâng cao năng suất và độ chính xác gia công vì vị trí của chi tiết so với máy, dao được các định bằng các đồ gá định vị, không phải rà gá mất nhiều thời gian. Độ chính xác gia công được bảo đảm nhờ phương án chọn chuẩn, độ chính xác của đồ gá và đặc biệt là không phụ thuộc vào tay nghề công nhân. Vị trí của dao so với đồ định vị ( quyết định kích thước gia công) đã được điều chỉnh sẵn.
    Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị : nhờ đồ gá mà một số máy có thể đảm nhận công việc của máy khác chủng loại. ví dụ : có thể mài trên máy tiện, có thể tiện trên máy phay hoặc phay trên máy tiện
    Đồ gá giúp cho việc gia công nguyên công khó mà nếu không có đồ gá thì không thể thực hiện được. ví dụ : khoan lỗ nghiêng trên mặt trụ. Đồ gá phân độ để phay bánh răng, gia công nhiều lỗ
    Giảm nhẹ sự căng thẳng và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, không cần sử dụng thợ bậc cao.
    Nhờ những tác dụng trên mà việc sử dụng đồ gá đúng chủng loại, đúng lúc, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Yêu cầu đối với đồ gá:
    Đồ gá trên máy cắt kim loại là phải đáp ứng những yêu cầu sau:
    1- kết cấu phải phù hợp với công dụng. nếu đồ gá chỉ có công dụng là mở rộng khả năng công nghệ của máy thì kết cấu của đồ gá phải chọn sao cho giá thành chế tạo là rẻ nhất. Nếu đồ gá được dùng cho nâng cao năng suất lao động thì kết cấu của đồ gá phải giải quyết được việc gá đặt và tháo phôi nhanh. Đồ gá chuyên dùng phải có kết cấu đơn giản tới mức tối đa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hiệu quả kinh tế vẫn là chỉ tiêu để lựa chọn phương án kết cấu cho đồ gá.
    2 – Đảm bảo được độ chính xác gia công đã cho. Sai số khi gia công chi tiết trên đồ gá phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đồ gá. Người thiết kế đồ gá phải hiểu được sai số nào của đồ gá sẽ ảnh hưởng đến sai số gia công chi tiết. Cần khống chế các sai số của đồ gá và các sai số có liên quan ở mức cho phép để đảm bảo sai số cho phép của chi tiết gia công.
    3-Sử dụng thuận tiện và an toàn khi làm việc. Để sử dụng thuận tiện, đồ gá phải đảm bảo cho việc gá đặt và tháo lắp chi tiết gia công nhanh, dễ dàng, tay gạt kẹp chặt phải dễ thao tác, dễ dàng làm sạch phoi trên đồ gá và gá đặt đồ gá trên máy phải đơn giản.
    An toàn lao động là một chỉ tiêu quan trọng đối với đồ gá đặc biệt là đồ gá quay cùng với trục chính máy trong quá trình làm việc như trên máy tiện, máy mài tròn các đồ gá này không nên có phần lồi nhô ra lớn và khi làm việc cấn có bộ phận che chắn bảo vệ.
    PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ
    Phân loại theo nhóm máy:
    Đồ gá trên máy tiện, máy tiện revolve.
    Đồ gá trên máy phay.
    Đồ gá trên máy bào.
    Đồ gá trên máy khoan.
    Đồ gá trên máy doa.
    Đồ gá trên máy chuốt.
    Đồ gá trên máy gia công bánh răng.
    Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...