Đồ Án Đồ án chưng cất

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục Mục lục. 1
    Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 3
    1.1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa quá trình chưng cất 3
    1.2. Ý nghĩa. 4
    1.2.1. Ý nghĩa sử dụng của phương pháp xác định thành phần cất 4
    1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định thành phần cất 5
    1.3. Thành phần của dầu mỏ. 6
    1.3.1. Hydrocacbon. 6
    1.3.2. Các hợp chất chứa lưu huỳnh. 7
    1.3.3. Các hợp chất chứa Nito. 7
    1.3.4. Các hợp chất chứa Oxi 7
    1.3.5. Các hợp chất khác có trong dầu thô. 7
    1.4. Sơ lược về quá trình chế biến dầu mỏ. 8
    1.4.1. Nhập và tàng trữ dầu thô. 8
    1.4.2. Quá trình chế biến. 8
    1.4.3. Pha trộn, tàng trữ và xuất sản phẩm 9
    1.5. Tầm quan trọng của các sản phẩm dầu mỏ. 9
    1.5.1. Giới thiệu về các loại nhiên liệu. 9
    1.6. Thuật ngữ. 14
    1.6.1. Nhiệt độ sôi đầu( IPB) 14
    1.6.2. Nhiệt độ sôi cuối( FPB) 15
    1.6.3. Nhiệt độ cất 15
    1.6.4. Thể tích nạp. 15
    1.6.5. Sự phân hủy của một hydrocacbon. 15
    1.6.6. Lượng giữ động. 15
    1.6.7. Hao hụt toàn phần. 15
    1.6.8. Phần trăm cặn. 16
    1.6.9. Tốc độ thay đổi 16
    Phần 2: THÍ NGHIỆM 16
    2.1. Chuẩn bị thí nghiệm 16
    2.1.1. Dụng cụ và thiết bị 16
    2.1.2. Lấy mẫu, bảo quản và chuẩn bị các điều kiện cho mẫu. 17
    2.1.3. Các bước tiến hành. 17
    2.2. Kết quả và nhận xét 19
    2.2.1. Xăng 92. 19
    2.2.2. Xăng 95. 21
    2.2.3. Kerosene. 25
    2.2.4. Diesel Oil 28
    2.3. Nguyên nhân gây sai số. 35
    Tài liệu tham khảo. 36



    Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa quá trình chưng cất Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như hỗn hợp khí thành các cấu tử riêng biệt.

    Nguyên tắc: dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các cấu tử khác nhau).
    Sản phẩm:
    + Đỉnh: cấu tử có độ bay hơi lớn – nhiệt độ sôi thấp
    + Đáy: cấu tử có độ bay hơi kém – nhiệt độ sôi cao
    Trong tự nhiên, nhiều loại chất lỏng có nhiệt độ sôi ở một điểm cố định, ví vụ như nước có nhiệt độ sôi ở 100[SUP]o[/SUP]C (ở áp suất khí quyển-1amt), do nước chỉ chứa 1 loại cấu tử.
    Xăng động cơ là hỗn hợp của nhiều loại phân tử hydrocacbon khác nhau, chưa kể một lượng nhỏ các chất phụ gia có trong xăng. Mỗi loại phân tử hydrocacbon đề có đặc tính hóa lý riêng và nhiệt độ sôi là một trong những đặc tính hóa lý đó. Các phân tử hydrocacbon khác nhau thì có nhiệt độ sôi khác nhau. Chính vì vậy, xăng không có nhiệt độ sôi cố định mà sôi ở trong một khoảng nhiệt độ, thường nằm trong khoảng 30-220[SUP]o[/SUP]C
    Để đánh giá nhiệt độ sôi của xăng trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành chưng cất 100ml xăng và ghi lại giá trị nhiệt độ tại các điểm có nhiệt độ sôi khác nhau. Khi đó, các phân tử hydrocacbon khác nhau trong xăng sẽ chuển riêng rẽ từ dạng lỏng sang dạng khí. Vì vậy tính chất sôi và bay hơi của xăng thường được đánh giá bằng nhiệt độ sôi đầu, nhiệt độ sôi cuối và nhiệt độ sôi tương ứng với % thể tích chưng cất được của xăng ngưng tụ trong thiết bị chưng cất và được gọi chung là thành phần cất.
    Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ không thể dễ dàng phân tách thành các hydrocacbon riêng biệt, chúng chỉ có thể phân chia ra thành các thành phần nhỏ hơn gọi là phân đoạn. Trong mỗi phân đoạn gồm một hỗn hợp hydrocacbon đơn giản.
    Ứng với từng phân đoạn ta có thể biết được các sản phẩm thu được và khối lượng của chúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...