Đồ Án Đồ Án Bộ cầu treo dân sinh Full ( bản vẽ + tính toán)

Thảo luận trong 'Giao Thông - Cầu Đường' bắt đầu bởi bich_ha, 6/4/14.

  1. bich_ha

    bich_ha Guest

    Bản vẽ cầu treo miền núi Full A-Z
    SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG THỊNH

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


    THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
    CÔNG TRÌNH : CẦU TREO THÔN 5 XÃ KHÁNH HÒA
    ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: HUYỆN LỤC YÊN - TỈNH YÊN BÁI


    I- CÁC CĂN CỨ LẬP HỒ SƠ:
    Căn cứ hợp đồng số: / ngày / 11/2011 giữa ban Quản lý dự án giảm nghèo GĐ 2 với Công ty cổ phần Trường Thịnh, về việc lập thiết kế bản vẽ thi công công trình: Cầu treo thôn 5 - xã Khánh Hòa huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái;
    Căn cứ luật xây dựng số: 16/2003/QH11 đã được Quốc hội khoá XI, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003;
    Căn cứ nghị định số: 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
    Căn cứ nghị định số: 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và nghị định số: 112/2006/NĐ-CP, ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc ban hành, sửa đổi bổ, sung một số điều về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    Căn cứ quyết định số: 232/2005/QĐ-UBND ngày 04/8/2005 của UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định một số nội dung quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
    Căn cứ văn bản số: 562/SKHĐT-XD ngày 31/10/2006 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái về việc: Thực hiện luật đấu thầu và luật xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý;
    II- HỆ THỐNG QUY TRÌNH – QUY PHẠM ÁP DỤNG:
    - Quy trình khảo sát đường ôtô 22TCN 263-2000;
    - Quy trình đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn 96TCN 43-90 của Cục đo đạc và bản đồ nhà nước;
    - Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 259-2000.;
    - Tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054-5005;
    - Tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT 22TCN 210-92;
    - Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN-18-79;
    - Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN237-01;
    - Ngoài ra còn tham khảo một số quy trình khác có liên quan;
    III- TÌNH HÌNH CHUNG VÀ HIÊN TRẠNG CÔNG TRÌNH:
    - Công trình: Cầu treo thôn 5 - xã Khánh Hòa bắc qua suối ****** thôn 5 xã Khánh Hòa.

    + Điểm đầu: Gắn vào đường cũ hiện có nối liền ra trung tâm huyện Lục Yên
    + Điểm cuối: Gắn vào đường cũ hiện có, nối vào QL32
    - Tại vị trí vượt qua suối trước đây chưa có cầu, nhân dân trong thôn đi lại phải lội qua suối. Vì vậy việc đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa, các cháu học sinh phải nghỉ học.
    1 - Bình đồ - hướng tuyến:
    - Vị trí xây dựng cầu đã được sự thống nhất giữa Chủ Đầu Tư và Công ty CP Tr tại biên bản thông nhất vị trí công trình ngày tháng năm 2008.
    - Điểm đầu và điểm cuối công trình đều được gắn vào đường cũ hiện có đang khai thác.
    2 - Về cắt dọc:
    - Chênh cao giữa 2 đầu cầu và lòng suối lớn. Độ dốc trung bình giữa lòng xuối và bờ xuối nơi dự kiến đặt công trình I =15% – 30%. độ dốc đường đầu cầu bờ phí đi UBND huyện Lục Yên nhỏ, địa hình bằng phẳng, bờ phía đi Bưu Chính huyện Lục Yên độ dốc lớn hơn do tuyến đi lên và mên theo triền đồi rồi lối ra QL32.
    3 - Về cắt ngang:
    - Cắt ngang tuyến phía bờ đi UBND huyện Lục Yên có độ dốc ngang thiên nhiên nhỏ, hai bên chủ yếu là ruộng lúa và bãi bồi. Phía bờ đi Bưu Chính huyện Lục Yên là sườn dốc nên có độ dốc ngang lớn hơn.
    - Hệ thống mốc cao độ: Lấy theo hệ cao độ giả định.
    IV - TÌNH HÌNH ĐỊA CHẤT VÀ THUỶ VĂN:
    Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất, thuỷ văn do Công ty CPTVXD giao thôngYên Bái lập tháng 09/2008; xác định được :
    1- Địa chất tại vị trí 2 hố đào thăm dò :
    Khu vực tuyến đi qua thuộc vùng núi cao, dọc tuyến có sự xen kẽ giữa các lớp đất đá. lớp trên là lớp sét pha lẫn dăm sạn, sỏi sạn . Lớp dưới là lớp sét pha lẫn dăm sạn , sỏi sạn cuội tảng đường kính 1 -:- 3m, Trên toàn tuyến không có hiện tượng nước ngầm hang động cattơ.
    Dòng chảy khe suối ổn định không có hiện tượng đổi dòng, nước mặt trong khu vực chủ yếu do mưa cung cấp và có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của công trình và tuyến đường.
    Về mùa mưa trong khu vực thường sẩy ra lũ ống do độ dốc sườn núi lớn.
    Qua thăm dò địa chất bằng lỗ khoan, quan sát địa tầng, địa mạo khu vực cho thấy gồm chủ yếu các địa chất sau:
    - Lớp: (4) Sét pha lẫn dăm sạn, sỏi sạn.
    - Lớp : (4A) Sét pha lẫn dăm sạn, sỏi sạn cuội tảng đường kính 1 -:- 3m.
    Nhìn chung địa chất toàn tuyến thuận lợi cho việc xây dựng công trình và không có hiện tượng sói lở, hang động cattơ.
    2- Thuỷ văn :
    Dựa vào tài liệu điều tra khảo sát và xác định trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của Cục đo đạc bản đồ nhà nước:
    - Căn cứ vào phiếu điều tra thuỷ văn đến tháng 8/2011 xác định được các mức nước sau:
    - Mức nước lũ lịch sử : 50.60m (của năm 2008)
    - Mức nước lũ hàng năm : 48.60m
    - Mức nước thường xuyên: 46.91m

    V - QUY MÔ CẤP HẠNG KỸ THUẬT :
    - Căn cứ vào yêu cầu, mục đích phục vụ và đặc điểm địa hình tại vị trí xây dựng cầu, công trình cầu treo thôn 5 xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
    1. Phần cầu: Chọn phương án thiết kế BVTC là cầu treo dầm mềm dây võng.
    - Cổng cầu BTCT M250, bệ cổng cầu BTCT M200, móng cổng cầu BT M150.
    - Bề rộng cổng cầu (tính theo tim cột) : 2.9m.
    - Bề rộng mặt cầu: B = 2.5m (tính từ mép trong bờ bò).
    - Tải trọng thiết kế người đi bộ 200kg/m2 hoặc xe con đơn chiếc tải trọng 2.5 tấn.
    2. Phần đường vào cầu: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B - GTNT có châm trước với:
    - Bề rộng nền đường Bn = 4.0m.
    - Độ dốc dọc lớn nhất Imax = 15%.
    - Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất Rmin = 15.00m.
    - Rãnh dọc đào trần tiết diện hình thang, bề rộng B = 1.0m, sâu 0.4m.
    - Công trình thoát nước thiết kế vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H13-X60
    - Hệ thống phòng hộ: Cọc tiêu, biển báo hiệu thiết kế đầy đủ theo diều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.

    VI - GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
    1. Công trình cầu:
    Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng địa hình trong khu vực. Cầu được thiết kế với các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
    - Cao độ mặt cầu (chưa kể độ vồng) là 51.22m, cao hơn mực nước lũ lich sử năm 2008 là 0.62m.
    - Khẩu độ thiết kế : Lc = 48.00 m.
    - Dây cáp chủ F 38 loại 6tao ( cáp mềm ).
    - Chiều cao cột cổng h = 4.0m.
    - Độ vồng dây chủ f1 = 0.45m.
    - Độ võng giữa cầu f2 = 3.55m.
    - Bề rộng cổng cầu ( tính từ tim cột ) B = 2.9m.
    - Bề rộng mặt cầu ( tính từ mép bờ bò ) B = 2.5m.
    - Mặt cầu được lát bằng ván gỗ nhóm IV
    - Khoảng cách giữa các dây treo L = 1.5m.
    - Góc neo cáp  = 31o.
    - Dầm dọc thép hình L63 x 63 x 6.
    - Dầm ngang thép hình 100.
    - Cột lan can tay vịn thép góc L50 x 50 x 5, dây treo F 12.
    - Cổng cầu bằng bê tông cốt thép M250, cốt thép chủ F 22, cột có tiết diện bên trên 40x40cm, bên dưới 40x74cm.
    - Mố và bệ mố bê tông M150.
    - Tường cánh bê tông M150 dày 30cm.
    - Tứ nón bê tông M150 dày 15cm, chân khay tứ nón rộng 30cm cắm sâu TB 1.0m.
    - Neo trọng lực bằng bê tông M150 trong lõi neo có một phần đá hộc xây vữa M100. Thanh neo 240, phần trong đất từ neo đến pu ly được bọc bằng bê tông M250 để chống gỉ. Liên kết neo với cáp chủ bằng pu ly F 240, trục F80 mỗi đầu bắt 9 khoá cáp (Có một khoá kiểm tra).
    2. Đường đầu cầu:
    Về bình đồ tuyến: Tim tuyến bám theo đường mòn cũ.
    - Tổng số đường cong nằm trên tuyến: 6 đường cong (Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất Rmin = 15.00m).
    Về cắt dọc: Trắc dọc đoạn tuyến qua cầu bị khống chế bởi cao trình vượt lũ lịch sử năm 2008. Tại các vị trí vuốt nối vào đường cũ hiện có thiết kế đảm bảo hài hoà với hiện trạng.
    - Độ dốc dọc lớn nhất Imax = 6.08%
    Về cắt ngang:
    - Bề rộng nền đường dẫn vào cầu thiết kế : Bn = 4.0m.
    - Bề rộng nền đường vào neo thiết kế : Bn =4.0m, khổ thông xe là 2.50m.
    - Rãnh dọc đào trần tiết diện hình thang, bề rộng B = 1.0m, sâu 0.4m.
    - Độ dốc taluy đào m =1/0.75, độ dốc taluy đắp m =1/1.50.
    Về hệ thống phòng hộ trên tuyến: Biển báo hiệu thiết kế đầy đủ theo diều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
    3. Vật liệu xây dựng:
    - Bê tông cột cổng M250 dùng cốt liệu đá dăm tiêu chuẩn.
    - Sử dụng xi măng Trung ương PCB30 ( Dùng cho công tác bê tông toàn cầu).
    -Thép sử dụng thép thanh có giới hạn chảy 2300-2400 kG/cm2, có cường độ nén dọc trục Ro = 1900 kG/cm2, cường độ uốn Ru = 2000 kG/cm2 với thép có F  10, có cường độ nén dọc trục Ro = 2000 kG/cm2, cường độ uốn Ru = 2100 kG/cm2 với thép có F  10. Cáp chủ F 34 theo tiêu chuẩn JIS G3525 có cường độ 180kg/ mm2 ( loại 6tao37sợi + 1 lõi thép của Hàn Quốc)
    - Đất đắp khai thác tại chỗ.
    - Đá khai thác tại mỏ đá Đồng Khê cự ly vận chuyển 71 km đến công trình.
    - Xi măng, sắt thép và các vật liệu khác tính theo đơn giá thị trấn Yên Thế.
    - Cát khai thác tại chỗ cự ly vận chuyển 1km đến công trình.
    VII- TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU:
    Yêu cầu định vị chính xác vị trí tim cột cổng và neo đảm bảo khi thi công xong tim hai neo và hai cột cổng nằm trên một mặt phẳng. Gia công chính xác sắt thép khi đưa ra lắp ráp. Mặt cầu thi công từ hai đầu vào giữa, điều chỉnh độ vồng bằng dây treo. Khi thi công tuyệt đối tuân thủ theo quy trình thi công và nghiệm thu hiện hành, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động.
    A+B+TK+GS nghiệm thu cao độ, địa chất móng, ván khuôn, cốt thép trước khi đổ bê tông móng, cột cổng, hố neo.
    - Thi công nền đường bằng máy kết hợp với thủ công.
    VIII- KHỐI LƯỢNG CHỦ YẾU:
    Khẩu độ cầu L0 = 48.0m.
    Tổng khối lượng đào đắp : 2841.31m3
    Trong đó : Đào đất, đá các loại : 1471.29m3
    Đắp đất các loại : 1370.02m3
    Cáp mềm F 38 : 930.85kg/146.36m
    Thép các loại : 7437.90kg
    Bê tông các loại : 237.48m3
    Bu lông các loại : 469cái
    IX- KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
    1. Căn cứ lập tổng mức đầu tư:
    - Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng";
    - Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 26/4/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành "Đơn giá dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng - tỉnh Yên Bái";
    - Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xây dựng ca máy và thiết bị thi công
    - Quyết định số 148/2006/QĐ-UBND ngày 03/4/2006 của UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành " Bảng giá ca máy và thiết bị xây dựng";
    - Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng.
    - Thông tư hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính.
    - Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.
    - Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
    - Văn bản số 248/UBND-XD ngày 25/02/2008 của UBND tỉnh Yên Bái về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
    - Thông báo số 01/TBLS.TC-XD ngày 03/01/2008 và Thông báo số 27/TBLS.TC-XD ngày 07/3/2008 của Liên sở Tài chính - Xây dựng về việc điều chỉnh giá vật liệu dùng trong các công trình xây dựng tỉnh Yên Bái.
    - Mức phụ cấp khu vực ban hành kèm theo thông tư số 11/2005/TTLT - BNV - BLĐTBXH - BTC - UBDT ngày 05/01/2005 của Liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc.
    - Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.





    2. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư:
    STT Hạng mục chi phí Kinh Phí (đồng)
    Tổng mức đầu tư 1.633.207.491
    1 Chi phí xây dựng 1.306.826.291
    2 Chi phí quản lý dự án 24.497.053
    3 Chi phí tư vấn đầu tư 128.413.287
    4 Chi phí khác 24.997.542
    5 Dự phòng 148.473.408
    (Chi tiết xin xem bảng tổng hợp khái toán kèm theo)

    X – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
    1. Kết luận:
    Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và đưa vào khai thác của công trình nhằm từng bước khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cấp mạng lưới giao thông đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép tao điều kiện phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố an ninh quốc phòng
    - Đây còn là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần phân bố, hình thành khu vực dân cư đông đúc, giao lưu hàng hoá thuận tiện trong tương lai.
    - Trên đây là thuyết minh những nét chính của báo cáo kinh tế – kỹ thuật công trình: cầu treo Nước Nóng – Bnả Chao, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái do Công ty cổ phần Trường Thịnh lập đề nghị Chủ Đầu Tư phê duyệt:

    - Tên công trình : Cầu treo thôn 5 xã Khánh Hòa
    - Địa điểm xây dựng : huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
    - Quy mô - cấp hạng kỹ thuật:
    *Cầu treo dầm mềm dây võng khẩu độ Lo = 48.00m.
    + Bề rộng mặt cầu: B = 2.5m (tính từ mép trong bờ bò).
    + Tải trọng thiết kế người đi bộ 200kg/m2 và xe con đơn chiếc nặng 2.5 tấn.
    *Đường vào cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B - GTNT (Tiêu chuẩn 22-TCN - 210 -92) với:
    + Bề rộng nền đường Bn = 4.0m
    + Rãnh dọc đào trần tiết diện hình thang B = 1.0m, sâu 0.4m.
    2. Kiến nghị:
    - Nguồn vốn đầu tư : Nguồn vốn 135.
    - Chủ đầu tư : UBND huyện Văn Chấn.
    - Đơn vị thiết kế : Công ty cổ phần Trường Thịnh.
    - Đơn vị thi công : Lựa chọn qua hình thức đấu thầu .
    - Hình thức thực hiện dự án : Theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...