Luận Văn DL049 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995 -2002 và dự đoán đến

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU



    Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng tăng lên. Du lịch được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức sống của dân cư mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự đoàn kết cảm thông giữa các dân tộc, tạo nên thế giới hoà bình tôn trọng lẫn nhau. Ở nước ta có tiềm năng du lịch dồi dào phong phú và đa dạng đã thu hút nhiều khách đến thăm con người và đất nước Việt Nam. Nhận thức được thế mạnh và vị trí của du lịch trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành cho du lịch một vị trí xứng đáng, coi phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhắm góp phần CNH- HĐH đất nước.

    Nghị quyết Trung ương IX xem “hoạt động du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn”. Ngày 22/7/2002.Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 với mục tiêu “phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH- HĐH đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực, phấn đấu năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Khi hoạt động du lịch phát triển sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác như vận tải, khách sạn, nhà hàng, bưu điện, các dịch vụ du lịch khác .

    Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành các cấp phối hợp, giúp đỡ hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Về số lượng khách, doanh thu du lịch, thu nhập xã hội về du lịch, giá trị sản xuất . thực tế cho thấy, từ năm 1991 đến năm 2002 lượng khách du lịch quốc tế tăng từ 300 nghìn lượt lên 2,63 triệu lượt người, khách nội địa tăng từ hơn 1,5 triệu lượt người lên gần 12 triệu lượt người, tăng khoảng 8 lần, thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh, năm 2002 đạt 23500 tỷ đồng. Doanh thu du lịch bình quân hàng năm tăng khoảng 9%. Đây là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh khối lượng kinh doanh và chất lượng phục vụ trong lĩnh vực du lịch, được dùng để đánh giá hoạt động du lịch ở Việt Nam. Vì vậy để nghiên cứu sâu hoạt động du lịch ở Việt Nam cần thiết phân tích, đánh giá về khối lượng hoạt động kinh doanh du lịch và chất lượng phục vụ của các đơn vị kinh doanh du lịch thông qua các chỉ tiêu và phương pháp thích hợp.

    Xuất phát từ những vấn đề trên, trong thời gian thực tập ở Tổng cục Du lịch Việt Nam, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 và dự đoán đến năm 2005”.

    Dưới góc độ nghiên cứu thống kê, trong phạm vi bài viết này nhằm hai mục đích:

    Thứ nhất: về phương pháp luận, hệ thống hoá phương pháp thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch.

    Thứ hai: về mặt thực tiễn, nhằm vận dụng phương pháp thống kê phân tích và dự đoán kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995-2002.

    Về phương pháp nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu lý luận chung về du lịch, ngành du lịch, nêu được hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động du lịch đồng thời đưa ra một số phương pháp thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch. Từ đó vận dụng để phân tích và đánh giá kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam, làm cơ sở để đưa ra, đề xuất, kiến nghị đối với việc hoàn thiện công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam đồng thời đề xuất giải pháp định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này đề cập đến ba nội dung chính sau đây:

    ChươngI: Những vấn đề lý luận chung về kết quả hoạt động du lịch và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch.

    Chương II: Một số phương pháp thống kê phân tích và dự đoán kết quả hoạt động du lịch.

    Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích và dự đoán kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam thời kỳ 1995-2002.

    Trong phạm vi bài viết này đã trình bày được một số nội dung chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tuy nhiên còn một số vấn đề tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn.Vì vậy bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp, bổ sung của các thầy cô, bạn đọc cho bài viết để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...