Tiểu Luận DL031 - Cơ sở vật chất kỹ thuật tại Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

    TRONG KINH DOANH DU LỊCH


    1.1. Khái niệm về du lịch

    Con người vốn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ thống động thực vật và nền văn hoá của những nơi khác. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người. Đến nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay của một nhóm người nào đó, mà du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu. Sau đây là một số quan niệm về du lịch.

    Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào.

    Du lịch có thể được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.

    Du lịch được hiểu là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.

    Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên vùng liên ngành và xã hội hóa cao.

    1.2. Khái niệm và vai trò của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.

    1.2.1. Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

    "Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao".

    Do vậy hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng không chỉ bao gồm các yếu tố của riêng ngành du lịch mà bao gồm các yếu tố của các ngành khác được huy động vào hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn của con người. Từ đặc trưng đó, khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cần được đề cập đến cả hai khía cạnh: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.

    Nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương diện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ. Theo cách hiểu này, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác của các nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khai thác vào tiềm năng du lịch như: hệ thống đường xá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước . Điều này cũng khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa du lịch với các ngành khác trong mối liên hệ liên ngành.

    Theo nghĩa hẹp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của du khách. Chúng bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển . và đặc biệt nó bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ.

    Việc phân chia khai niệm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên cũng cần phải xác định việc phân chia này chỉ có tính tương đối bởi lẽ khó cách bạch, rạch ròi các yếu tố thuộc CSHT khi mà trong các khu du lịch cũng cần phải có những yếu tố này và nó có thể do chính các doanh nghiệp du lịch tạo ra
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...