Tiểu Luận DL019 - Đánh giá tài nguyên du lịch khu Phố cổ Hội An

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    PHẦN NỘI DUNG


    1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ HỘI AN

    2. NÉT HẤP DẪN CỦA DU LỊCH PHỐ CỔ HỘI AN – MINH CHỨNG SỐNG ĐỘNG CHO MỘT HÌNH MẪU QUY HOẠCH DU LỊCH HIỆU QUẢ



    PHẦN KẾT LUẬN

    ------------------------------------------------------------------

    PHẦN NỘI DUNG

    1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ HỘI AN.


    Đô thị - thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, phía Đông nối liền với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên, phía Tây Nam giáp huyện Điện Bàn. Vào các thế kỉ trước, Hội An còn thông thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, đô thị cổ Hội An nối vơi kinh đo Trà Kiệu, với ku thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, cà thông qua các đường sông, đường bộ nối với núi rừng giàu lâm thổ sản miền Tâý, cũng như với kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc và các dinh trấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng trù phú của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường tong nước và hệ thống hàng hải quốc tế.

    Khu phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới có diện tích tổng cộng 0.3 km2, nơi rộng nhất khoảng 300 m và dài nhất khoảng 1000m. Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hóa lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đâý hơn 5 thế kỷ, khi nước Đại Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỉ, khi người phương Tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất nàý với ýư đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo tương tác văn hóa lớn lao và nền văn hóa Việt đã phải vượt qua thử thách đồng hóa để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc. Có thể nói rằng, thương cảng Hội An được hình thành vào khoảng thế kỉ 15-16 nhưng thịnh đạt nhất ở thế kỉ 17-18, trong thời kì thịnh đạt đó, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uât của vùng biern Đông Nam A. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của thị xã Hội An. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mwor rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tàu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế Cảng sông Hàn ở phía Bắc, phía trên sông Thu Bồn chính là dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động phải đến trình báo, vốn là các thủ tục hải quan. Như vậy vào thời kỳ nàý đô thị Hội An đã là nột không gian hoạt động kinh tế rộng lớn. Nhờ vào vị trí địa lí thuận lợi nên hàng hóa bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An, rồi lại chính từ thương cảng nàý, hàng hóa trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ tằm, gốm sứ, trầm hương, ýến sào được thuyenf buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông á, Nam A và một số nước phương Tây. Hàng hóa nước ngoài cũng từ Hội An được chuyển đến mọi miền đất nước. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội An được thế giới biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau. Phổ biến nhất là: Faifo, Haisfo, Hoài phố, Ketchem, Cotam. Các di chỉ khảo cổ và hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ giao thoa giữa nhiều nền văn hóa: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa Việt và Trung. Có thể nói, Hội An chính là một trong những cái nôi chính hình thành nên chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...