Tiểu Luận Định vị thời gian trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 15/6/14
    Trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người

    với thời gian có một ý nghĩa đặc biệt. Có thể nói, quá trình phát triển của nhân loại

    gắn liền với thời gian lịch sử. Con người nhận thức thời gian và sự nhận thức này

    được phản ánh theo những hình thức biểu hiện riêng biệt của từng ngôn ngữ. Và

    như vậy, ngôn ngữ là một trong những công cụ tri nhận về thời gian của loài người.

    Trong ngôn ngữ học, vấn đề thời gian, định vị thời gian trong các câu phát

    ngôn của một số ngôn ngữ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên

    cứu từ lâu.

    Đối với tiếng Việt, có thể nói rằng từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, vấn đề

    này chưa thật sự trở thành một đối tượng nghiên cứu có tính chất hệ thống. Chỉ bắt

    đầu từ năm 1883 - năm cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Grammaire de la language

    Anammite) của Trương Vĩnh Ký ra đời - trở về sau, mới có khá nhiều công trình

    ngôn ngữ học đề cập đến vấn đề tìm hiểu về sự định vị, nhận diện thời gian trong

    tiếng Việt, về phạm trù thời gian trong tiếng Việt, xét từ nhiều góc độ khác nhau

    (ngữ pháp truyền thống, ngữ nghĩa, logic, ngữ dụng, tri nhận, v.v ).

    Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thời gian, định vị thời

    gian trong tiếng Việt. Nhiều tác giả (trong nước và ngoài nước), khi viết về tiếng

    Việt, đều nhất trí cho rằng tiếng Việt cũng có phạm trù thì hiểu như một phạm trù

    ngữ pháp (một hiện tượng ngữ pháp hóa như các ngôn ngữ biến hình ở châu Âu) và

    cho rằng các từ như: đã chỉ thời quá khứ, đang chỉ thì hiện tại và sẽ chỉ thời tương

    lai (Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Thành ).

    Bên cạnh đó, còn có nhiều ý kiến khác. Có nhiều tác giả cho rằng tiếng Việt

    không có phạm trù thì, bởi vì, qua nghiên cứu những đặc trưng riêng của tiếng Việt,

    một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chỉ ra rằng tiếng Việt không có một lớp từ

    riêng biệt chuyên thể hiện thời gian như một phạm trù ngữ pháp (Nguyễn Đức Dân,

    Cao Xuân Hạo ). Lại có một số tác giả cho rằng trong một số trường hợp cụ thể,

    thời gian có thể được nhận diện thông qua các suy luận logic chứ không căn cứ một

    cách trực tiếp vào các yếu tố ngôn ngữ; những cơ chế ngôn ngữ tạo thành ý nghĩa

    thời gian logic có thể bị khác đi do chịu sự tác động của một số hiện tượng ngôn

    ngữ khác như các từ tình thái chẳng hạn (Nguyễn Đức Dân ). Cũng có các tác giả

    cho rằng khi định vị thời gian nên xét dưới góc độ tri nhận, qua đó, có thể đáp ứng

    được hướng đi tìm cái bản sắc, cái đặc thù riêng của ngôn ngữ dân tộc (Lý Toàn

    Thắng, Trần Văn Cơ ) v.v

    Với sự ra đời của ngành ngôn ngữ học tri nhận, ngày càng có nhiều công

    trình đóng góp vào việc nghiên cứu ngôn ngữ về mặt tri nhận, trong đó có vấn đề tri

    2

    nhận về thời gian. Ngoài ra, như đã biết, ngôn ngữ không chỉ là công cụ tư duy,

    công cụ giao tiếp mà nó còn là một “sản phẩm” tinh thần của con người, mang

    những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Bên cạnh việc xác lập bức tranh chung về

    thời gian trong tiếng Việt trước đây theo lý thuyết ngôn ngữ truyền thống, việc xác

    lập bức tranh thời gian trong tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận cũng là

    điều cần thiết.

    Cho đến nay, đề tài nghiên cứu về thời gian, về vấn đề định vị thời gian trong

    tiếng Việt theo góc độ tri nhận vẫn còn là đề tài hấp dẫn, thú vị, có sức mời gọi

    người nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...