Luận Văn định vị cho thẻ passport plus của ngân hàng sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh an giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Ngày nay, việc định vị thương hiệu hay định vị sản phẩm đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường với lượng sản phẩm đa dạng và gần như đồng nhất nhau về chất lượng, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trong khi người tiêu dùng thì ngày càng có nhiều nhu cầu và đòi hỏi đối với các sản phẩm và dịch vụ, họ lựa chọn sản phẩm không chỉ đòi hỏi ở chất lượng mà còn dựa vào uy tín, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Để đáp đứng được các nhu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường và định vị lại sản phẩm của mình trên trị trường để biết được vị trí sản phẩm của mình, cũng như của đối thủ cạnh tranh trong tâm trí của khách hàng, để từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Đặc biệt là trong lĩnh vưc Ngân hàng thì vấn đề định vị cho sản phẩm và dịch vụ cần phải được quan tâm nhiều hơn vì Ngân hàng là loại hình kinh doanh dịch vụ và khách hàng của họ hết sức nhạy cảm. Đối với Ngân hàng Sacombank cũng vậy, tuy là một trong những NHTM có thương hiệu mạnh, uy tín, chất lượng sản phẩm & dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam. Nhưng tại An Giang các sản phẩm của Sacombank vẫn chưa thực sự tạo được dấu ấn và chưa được biết đến nhiều. Đặc biệt là đối với sản phẩm Thẻ Passport Plus. Tuy được phát hành hơn 3 năm trên thị trường Thành Phố Long Xuyên nhưng vẫn chưa được nhiều người sử dụng điều này được minh chứng là trong 30 khách hàng được phỏng vấn chỉ có 14% khách hàng sử dụng Thẻ Passport Plus của Sacombank. Xuất phát từ thực tiễn đó, nên đề tài “Định vị cho Thẻ PassportPlus của SACOMBANK An Giang được hình thành”, với mục tiêu: xác định đúng đối tượng khách hàng và định vị cũng như tạo sự khác biệt cho thẻ PassportPlus tại thị trường An Giang nói chung, cũng như tại Thành phố Long Xuyên nói riêng. Nội dung của đề tài gồm 6 chương:
    Chương 1 - Tổng quan: Nội dung chương 1 nói về cơ sở hình thành nên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu đề tài.
    Chương 2 – Sơ lược về Ngân Hàng Sacombank: Giới thiệu sơ lược về Sacombank hội sở và Sacombank chi nhánh An Giang, kết quả hoạt động kinh doanh, những thuận lợi khó khăn cũng như phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo.
    Chương 3 – Cơ sở lý thuyết và kĩ thuật định vị cho thẻ Passport Plus: Chương 3 cho chúng ta thấy được các lí thuyết về định vị sản phẩm cùng với kĩ thuật định vị được ứng dụng và một số định nghĩa liên quan đến Thẻ PassportPlus.
    Chương 4 – Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp hỗ trợ cho nghiên cứu sẽ lần lượt được trình bày trong toàn bộ chương 4.
    Chương 5 – Kết quả nghiên cứu: Các nghiên cứu sẽ được đúc kết lại trong chương 5, nội dung chương 5 sẽ phản ánh những số liệu được mã hóa từ bảng câu hỏi.
    Chương 6 – Kết luận và kiến nghị: Tổng hợp lại những kết quả nghiên cứu, nêu ra một số hạn chế còn tồn tại và qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện tốt hơn.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây là lần đầu tiên tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng, hơn nữa do còn hạn chế về vốn kiến thức thực tế nên đề tài khó tránh khỏi sai xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...