Tiểu Luận Định nghĩa về nghèo đói và chuẩn nghèo ở Việt Nam - môn chính sách xóa đói giảm nghèo

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊNH NGHĨA VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ CHUẨN NGHÈO Ở VIỆT NAMNhóm 01, 02
    1. Nghèo đói1.1 Định nghĩa về nghèo đóiTrên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo nhưng phổ biến hơn cả là “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
    * Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các các nhân thiếu những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội. Điều này có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ. Ranh giới nghèo khổ phản ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định trong thời gian nhất định. Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sách điều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia. Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận “ đáp ứng nhu cầu cơ bản”, trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác.
    Ích lợi của việc sử dụng phương pháp tiếp cận nghèo tuyệt đối là có thể theo dõi những thay đổi tình trạng phúc lợi của
    * Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồn lực của các cá nhân hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xã hội, tức là so với mức sống tương đối của họ. Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng phân phối trong xã hội[1]. Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằng nghèo khổ là khái niệm động thay đổi theo không gian và thời gian, cũng như theo trình độ học vấn và truyền thống . Đây là cách tiếp cận đói nghèo tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ số dân nghèo nhất, có tính đến mức phân phối phúc lợi của toàn xã hội. Từ cách hiểu như trên, có thể nhận thấy khái niệm nghèo tương đối phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào mức sống của xã hội.
    Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian và không gian khác nhau. Bởi ranh giới của nghèo đói là không được hưởng hoặc được hưởng rất ít và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Những ranh giới đó luôn luôn sát kề bên nhau và cũng rất dễ trồi lên sụt xuống, quan niệm hạt nhân ở trong định nghĩa này là ở nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản ấy, con người không được hưởng và thỏa mãn.
    Trong cuốn khảo cứu dài 17 tập nhan đề The Life and Labour of the People in London (Cuộc sống và lao động của người dân London) (1989 - 1903), Booth sử dụng thu nhập như một thước đo nghèo đói. Khi đưa ra khái niệm mức nghèo, một mức mà dưới ngưỡng đó gia đình không thể có được những nhu cầu tối thiếu để tồn tại. Ông cũng đưa ra tính toán thu nhập để đáp ứng mức lương thiết yếu của họ, cộng thêm khoản chi quần áo và nhà ở.
    Ở Anh, các tác giả như BBuirian Abel – Smith và Peter Townsend đã định nghĩa theo nghĩa nghèo tương đối. Tác giả cho rằng, gia đình có thể có đủ nguồn lực để tồn tại nhưng điều đó không có nghĩa là họ có đủ điều kiện để mặc ấm và có thể mua được những vật dung lâu bền mới hay để tham gia vào các hoạt động xã hội và giải trí như những gia đình khác, do đó bị loại ra khỏi “đời sống bình thường của cộng đồng”.
    Những giải thích Marxist nhấn mạnh nguyên nhân gây ra nghèo đói là chủ nghĩa tư bản và lợi nhuận của các nhà tư bản trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Chủ nghĩa tư bản dựa trên sự bóc lột sức lao động, do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và những yêu cầu đặc thù của giới tư bản nên nảy sinh nhu cầu sử dụng lao động rẻ mạt và nảy sinh sức ép hạ thấp tiền lương và nó cũng đòi hỏi phải giữ mức thất nghiệp cao và giảm thiểu trợ cấp phúc lợi nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
    Nhận định này có nghĩa là mức nghèo là một chức năng thuộc bản chất của tổ chức kinh tế, là một chức năng của quá trình phân phối của cải và trợ cấp phúc lợi. Nghèo khổ không nhất thiết cần cho hoạt động trôi chảy của thị trường nhưng nó có thể có lợi về chính trị và kinh tế cho nhà cầm quyền để theo đuổi những chính sách nhằm tăng cường bất bình đẳng và nghèo khổ hơn là nhằm loại trừ những yếu tố ấy.
    Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo đói. Theo Hội nghị “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận thùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, trong đó các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lượng hóa, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi.
    Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen ở Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một số định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau:
    Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
    Ngoài ra, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)- ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nooben về kinh tế năm 1998, cho rằng “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
    * Ở Việt Nam đói nghèo thường được chia ra làm hai khái niệm riêng biệt:
    Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vẫn vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa- tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có. Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có.
    Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Về mặt năng lượng, nếu trong một ngày, con người chỉ được thỏa mãn mức 1500calo/ ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1
    [HR][/HR]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...