Tài liệu Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
    2.1. Định nghĩa luật MT
    Do nội hàm của khái niệm môi trường khá rộng và lịch sử phát triển của luật môi trường chưa dài, bao hàm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biến đổi nên phạm vi của các chế định điều chỉnh chúng ngày càng rộng hơn.
    Hai quan điểm về Luật Môi trường:
    Luật Môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, không thuộc phạm vi luật Hành chính.
    Luật Môi trường không nên xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên xem là một chế định của Luật Hành chính.
    Là một lĩnh vực pháp luật riêng biệt vì các lý do sau:
    Ø Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực môi trường cần pháp luật điều chỉnh đều gắn với việc bảo vệ, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố môi trường cụ thể (mối liên hệ tự nhiên với đất, không khí, nước, rừng và biển);
    Ø Được điều chỉnh bởi sự kết hợp nhiều nguyên tắc khác nhau (không chủ yếu dùng nguyên tắc mệnh lệnh như luật hành chính);
    Ø Quan hệ môi trường gắn với yếu tố KHKT hơn;
    Ø Tính toàn cầu cao của vấn đề môi trường.
    Luật Môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
    Lưu ý: Chúng ta không nói Luật MT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới Luật Môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT.
    Phân biệt Luật Môi trường với Luật Bảo vệ Môi trường
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Stt
    [/TD]
    [TD]Tiêu chí
    [/TD]
    [TD]Luật Bảo vệ Môi trường
    [/TD]
    [TD]Luật Môi trường
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Hình thức
    [/TD]
    [TD]Một đạo luật (VBPL) do QH ban hành theo trình tự, thủ tục luật định
    [/TD]
    [TD]Một lĩnh vực pháp luật
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Nội dung
    [/TD]
    [TD]Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
    [/TD]
    [TD]Điều chỉnh 2 nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong:
    - Lĩnh vực bảo vệ MT
    - Lĩnh vực hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Phạm vi
    [/TD]
    [TD]Văn bản nguồn của Luật Môi trường
    [/TD]
    [TD]Phạm vi rộng hơn Luật BVMT vì quy định 2 nhóm qh XH
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật MT
    · Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.
    · Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý:
    § Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, Điều 3 Luật BVMT).
    § Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.
    Ví dụ:
    § Người ta khai thác rừng để lấy gỗ => phát sinh trực tiếp => Luật MT điều chỉnh.
    § Gỗ được đóng thành bàn ghế, bán ra thị trường => không phải đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường.
    § Bàn ghế hư không sử dụng nữa, đem đốt => có khói bụi => Luật MT điều chỉnh.
    · Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau:
    § Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT. Nhóm quan hệ này do Luật quốc tế điều chỉnh.
    Ví dụ: các nước cùng thực hiện các Công ước, thỏa thuận đa phương, song phương về tầng ozone, lưu vực sông, vùng trời, vùng biển,
    § Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.
    § Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau.
    Hai nhóm quan hệ còn lại thì sử dụng các quy định của pháp luật môi trường Việt Nam để giải quyết.
    Thí dụ: Sở TN& MT với các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...