Thạc Sĩ định lượng photpho vào và ra dưới ảnh hưởng của thủy triều tại một khu rừng ngập mặn bị gãy đổ do bã

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/10/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề


    Rừng ngập mặn là kiểu hệ sinh thái rừng cây chịu mặn thuộc vùng triều dọc theo bờ biển của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới [13][29][30]. Rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng bởi thủy triều, khi triều lớn thì ngập và khi triều rút xuống thì phơi bề mặt trầm tích ra. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phụ thuộc vào thành phần, nồng độ chất dinh dưỡng trong nền trầm tích và chế độ ngập triều cũng như dòng nước ngọt từ thượng lưu chảy xuống. Như vậy, sự hình thành và nuôi dưỡng rừng ngập mặn gắn liền với các ảnh hưởng của đất liền và biển [28]. Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái tự nhiên hữu dụng nhất [47] và mang lại giá trị tài nguyên khá lớn cho con người [6]. Rừng ngập mặn giúp làm giảm dòng chảy của thủy triều, cản bớt sóng nhờ vậy làm giảm tác động của bão, đặc biệt là bảo vệ hệ sinh thái ven bờ, là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã, là bồn dự trữ dưỡng chất, cung cấp một nguồn tài nguyên động thực vật [49]. Rừng ngập mặn quan trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản vì đó là nơi sinh sản và vườn ươm cho các ấu trùng của những loài tôm, cá, cua có giá trị kinh tế [28].

    Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có giá trị và chức năng như: thấm nước làm thay đổi mực nước ngầm, giao thông đường thủy, giảm biến động về độ mặn, ổn định chất lượng nước và vi khí hậu. Bên cạnh đó còn có những giá trị không thể thấy được như đa dạng sinh học, di sản văn hóa được bảo tồn trong rừng ngập mặn [6]. Ở Việt Nam, bên cạnh các tác động của các nhân tố như: bão, sóng biển, sét đánh thì chiến tranh là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn, sau đó dưới tác động của con người (phá rừng nuôi tôm, khai thác cây rừng làm than củi, ) làm rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp dần diện tích. Đứng trước nguy cơ đó, con người đã có những tác động tích cực nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn thông qua việc trồng lại rừng. Nhờ vậy, một phần diện tích rừng ngập mặn đã được khôi phục, tuy nhiên, lại không thể khôi phục được sự đa dạng của một quần xã sinh học tự nhiên, điển hình như ở Cần Giờ sau năm 1975 chỉ trồng thuần cây Rhizophora apiculata Bl. Tháng 12/2006 một diện tích rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh bị bão Durian – bão số 9 – xô ngã. Sau khi cơn bão đi qua, lượng sinh khối cây Rhizophora apiculata Bl. gãy đổ đã cung cấp một lượng vật liệu hữu cơ rất lớn cho khu vực này. Trong bối cảnh ấy, chúng tôi đã giữ lại nguyên trạng khu vực cây gãy đổ này để phục vụ cho việc theo dõi diễn thế tái sinh tự nhiên của rừng ngập mặn. Để thực hiện nghiên cứu này, cần thiết phải theo dõi các nhân tố tác động lên sự tái sinh, chất dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất chúng tôi đặc biệt quan tâm.

    Chính vì thế, đề tài này tập trung nghiên cứu: Định lượng photpho vào và ra dưới ảnh hưởng của thủy triều tại một khu rừng ngập mặn bị gãy đổ do bão ở huyện Cần Giờ. Mục tiêu của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề:
    1. Định lượng lượng photpho trả xuống nền trầm tích qua vật rụng trong một năm.
    2. Tìm hiểu sự biến thiên lượng photpho vào và ra khỏi khu vực nghiên cứu qua diện tích mặt cắt của một lạch triều.
    3. Khu vực rừng ngập mặn bị bão làm gãy đổ này đóng vai trò là nguồn hay bồn chứa dinh dưỡng cho thủy vực kế cận.

    MỤC LỤC


    Lời cảm ơn
    Tóm tắt đề tài
    Abstract
    Mục lục
    Danh mục hình
    Danh mục bảng
    Danh mục các chữ viết tắt
    Đặt vấn đề
    I. Tổng quan
    I.1. Giới thiệu chung về rừng ngập mặn trên thế giới
    I.1.1. Vùng phân bố rừng ngập mặn trên thế giới
    I.1.2. Khí hậu
    I.1.3. Thủy động học
    I.1.4. Đất
    I.1.5. Sự thích nghi của cây rừng ngập mặn
    I.1.6. Lạch triều và các đặc điểm của lạch triều
    I.1.7. Chu trình vật chất của rừng ngập mặn
    I.1.8. Vật rụng của rừng ngập mặn
    I.1.9. Phosphor và nhu cầu dinh dưỡng P của thực vật rừng ngập mặn
    I.1.10. Nghiên cứu về vùng rừng ngập mặn bị xáo trộn
    I.2. Giới thiệu chung về rừng ngập mặn ở Việt Nam
    I.2.1. Diện tích rừng ngập mặn
    I.2.2. Sự phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
    I.3. Giới thiệu chung về rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ
    I.3.1. Vị trí địa lý
    I.3.2. Địa hình
    I.3.3. Đất đai
    I.3.4. Khí hậu
    I.3.5. Lượng mưa
    I.3.6. Hệ thống sông ngòi
    I.3.7. Chế độ thủy triều
    I.3.8. Độ mặn của nước
    I.4. Khu vực nghiên cứu
    II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    II.1. Nội dung
    II.2. Vật liệu và hóa chất
    II.2.1. Vật liệu
    II.2.2. Hóa chất
    II.3. Phương pháp thực địa
    II.3.1. Phương pháp ô mẫu
    II.3.2. Phương pháp thu mẫu vật rụng tại bẫy
    II.3.3. Phương pháp thu mẫu vật rụng trôi nổi
    II.3.4. Phương pháp thu mẫu nước lạch
    II.3.5. Phương pháp đo địa hình con lạch và lưu tốc dòng chảy
    II.4. Phương pháp xử lý mẫu
    II.4.1. Phương pháp xử lý mẫu thực vật
    II.4.2. Phương pháp xử lý mẫu nước
    II.5. Phương pháp phân tích mẫu
    II.5.1. Phương pháp phân tích phosphor hòa tan (SRP) trong nước lạch sau
    lọc
    II.5.2. Phương pháp phân tích phosphor trong mẫu thực vật
    II.5.3. Phương pháp phân tích phosphor trong mẫu giấy lọc
    II.6. Phương pháp tính toán diện tích mặt cắt lạch triều
    II.7. Phương pháp tính lưu lượng nước
    II.8. Phương pháp tính toán tải lượng phosphor trong nước lạch triều
    II.9. Phương pháp xử lý số liệu
    III. Kết quả và thảo luận
    III.1.Độ mặn của nước trầm tích
    III.1.1. Độ mặn trung bình của nước trầm tích tại các tầng đất
    III.1.2. Độ mặn của nước trầm tích tại các tầng đất
    III.2.Tổng lượng vật rụng và năng suất vật rụng
    III.3.Năng suất vật rụng ở các ô nằm ven khu gãy đổ
    III.4.Các thành phần vật rụng
    III.4.1. Năng suất lá rụng
    III.4.2. Năng suất hoa và trái rụng
    III.4.3. Số lượng lá kèm rụng
    III.5.Phosphor trong vật rụng
    III.5.1. Lượng phosphor của vật rụng
    III.5.2. Lượng phosphor trong các thành phần vật rụng
    III.6.Lạch triều và các thông số thủy lý hóa trong lạch triều
    III.6.1. Cao độ ngập triều của lạch
    III.6.2. Các thông số thủy lý hóa
    III.6.3. Khác biệt ngày đêm của DO và SRP
    III.7.Vật rụng trôi nổi trong lạch triều vào đợt thu mẫu mùa khô
    III.8.Diện tích mặt cắt lạch triều và lưu tốc dòng chảy
    III.8.1. Diện tích mặt cắt lạch triều
    III.8.2. Lưu tốc dòng chảy
    III.9.Tải lượng phosphor trong nước lạch triều trong 24 giờ
    III.9.1. Tải lượng P vào đợt khảo sát mùa mưa
    III.9.2. Tổng lượng P được trao đổi trong lạch triều vào đợt thu mẫu mùa khô
    IV. Kết luận và đề nghị
    IV.1.Kết luận
    IV.2.Đề nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...