Luận Văn Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR​
    Information
    Mở đầu

    Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư Thế giới (International Agency for Research on Cancer_ IARC), ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh về ung thư. Tổng số người chết vì ung thư phổi hàng năm cao hơn tổng số người chết vì ung thư vú, ung thư ruột và ung thư tuyến giáp, và đứng thứ hai trong tổng số tử vong vì bệnh sau các bệnh về tim mạch. Các thống kê từ hiệp hội Ung thư quốc gia của Việt Nam cũng đưa ra những cảnh báo tương tự, số bệnh nhân ung thư phổi gia tăng liên tục trong những năm gần đây. Phần lớn bệnh nhân ung thư khi được phát hiện đã ở giai đoạn cuối không chữa trị được, đa số bệnh nhân bị tử vong. Vì rất nhiều lí do như: hút thuốc lá, môi trường sống bị ô nhiễm, thực phẩm không an toàn nên căn bệnh nguy hiểm này ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù đây là một căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và được điều trị theo những phác đồ thích hợp thì người bệnh vẫn có cơ hội được cứu sống, thậm chí là khỏi bệnh. Ngoài những phương pháp chẩn đoán ung thư truyền thống như: chụp hình phổi bằng X_quang, chụp CT Scan phổi .các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu nhằm tìm ra cách chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh ung thư. Sự phát triển như vũ bão của ngành sinh học phân tử đã mở ra một hướng mới trong nghiên cứu Sinh_Y_Dược học. Việc tìm ra những chỉ thị sinh học đã giúp cho các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh một cách nhanh chóng, có độ chính xác cao hơn. Các chỉ thị sinh học có liên quan đến chẩn đoán bệnh ung thư cũng đang được quan tâm. Trong đo, Cyfra21-1 là một chỉ thị có độ nhạy tương đối cao đối với ung thư phổi và đang được nghiên cứu.


    Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR”. Để từ đó nghiên cứu và tạo ra một bộ Kít định lượng để có thể chẩn đoán Ung thư phổi một cách nhanh chóng, có độ chính xác cao.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu bằng tiếng Việt
    1. Bộ môn ung thư, Đại học Y Hà Nội (1999), Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
    2. Đỗ Ngọc Liên (2008), Miễn dịch học cơ sở, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    3. Lê Quang Huấn, Lã Thị Huyền (2009), Kháng thể tái tổ hợp và ứng dụng, Nhà xuất bản khao học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
    4. Lê Quang Huấn, Lã Thị Huyền, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đào Huyền Quyên, Trần Thị Thanh Huyền (2008), Định lượng kháng nguyên ung thư bằng phương pháp PDRTI_PCR. Tạp trí Công nghệ sinh học, tập 6 (4A), trang 605-612.
    5. Phan Tuấn Nghĩa, Bùi Phương Thuận, Trường Đại học khoa học tự nhiên (2004), Các kỹ thuật mới trong công nghệ sinh học, Hà Nội.
    6. Quyền Đình Thi, Nông Văn Hải (2008), Những kỹ thuật PCR và ứng dụng trong phân tích DNA, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ.
    7. Trần Hoàng Thành, Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (2007), Bệnh lý tràn dịch màng phổi, Nhà xuất bản Y học.
    8. Vũ Triệu An, Jean Claude Homberg (2001), Miễn dịch học, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
    Tài liệu Tiếng Anh
    9. Barak. V, Goike. H, Panaretakis. KW, Einarsson. R (2004), “Clinical
    utility of cytokeratins as tumor markers”, Clinical Biochemistry 37: 529- 540.
    10. Biesalski, HK; Bueno de Mesquita B, Chesson A et al. (1998), “European
    Consensus Statement on Lung Cancer: risk factors and prevention.
    Lung Cancer Panel”, CA Cancer J Clin 48 (3): 167-176.
    11.Coulome. PA, Omary. MB (2002), “Hard and soft principle defining the
    structure, function and regulation of keratin intermediate filaments”,
    Cell Biology 14: 110-122.
    12. Dohmoto. K, Hojo. S, Fujita. J, Ueda. Y, Bandoh. S, Yamaji. Y, Ohtsuki.
    Y, Dobashi. N, Takahara. J (2000), “Mechanisms of the release of
    CYFRA 21-1 in human lung cancer cell lines”, Lung Cancer 30: 55-63.
    13. Fuchs. E, Weber. K (1994), “Intemediate filaments: Structure, Dynamics
    Function, and Disease”, Annu.Rev.Biochem 63: 345-382.
    14 Klyszejko-Stefaniak L (2002), “Keratin filaments, Cytobiochemistry –
    biochemistry of some cell structures”, PWN, Warszawa, Polish 141-146.
    15. Stelko. SV, Herrmann. H, Aebi. U (2003), “Molecular architecture of
    intermediate filaments”, Bio Essays 25: 243-251.
    16. Zhou. X, Liao. J, Hu. L, Feng. L, Omary. MB (1999), “Characterization of
    the Major Physiologic Phosphorylation Site of Human Keratin 19 and
    Its Role in Filament Organization”, The Journel of Biological
    Chemistry, 274 (18) 12861- 12866.
    17. Wide L, Porath J (1966), “Radioimmunoassay of proteins with the use of
    Sephadex-coupled antibodies”, Biochem Biophys Acta 30: 257-260.
    18. Van Weemen BK, Schuurs AH (1971), “Immunoassay using antigen-
    enzyme conjugates”, FEBS Letters 15 (3): 232-6.
    19. Engvall E, Perlman P (1971), “Enzyme-linked immunosorbent assay
    (ELISA). Quantitative assay of immunoglobulin G”, Immunochemistry
    8 (9): 871-4.


    Luận văn dài 47 trang, chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...