Tiến Sĩ Định lượng Actinobacillus actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis bằng realtime PCR và đánh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Viêm quanh răng (VQR) là một bệnh nhiễm khuẩn phá hủy các mô
    nâng đỡ răng [1]. Bệnh diễn tiến dai dẳng, kéo dài, có khi để lại những hậu
    quả nặng nề như răng lung lay hàng loạt phải nhổ bỏ, làm mất chức năng ăn
    nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. VQR khá phổ biến, tuy nhiên tỉ lệ
    và mức độ bệnh thay đổi tùy theo mỗi nơi. Tại Mỹ, tỉ lệ này là 47% trong 64,7
    triệu dân ở độ tuổi trên 30 [2]. Tại Ấn Độ, tỷ lệ VQR tăng theo tuổi: 67,7% ở
    độ tuổi 12 ư 15, 89,6% ở độ tuổi 35 ư 44 [3]. Ở Việt Nam, theo kết quả điều
    tra của Trần Văn Trường và c.s. năm 2000 cho thấy 36,5% nam, 27,5% nữ có
    túi quanh răng và nhu cầu điều trị bệnh VQR cũng rất cao [4].
    VQR khởi đầu từ một mảng bám sinh học vi khuẩn được gọi là mảng bám
    răng [5]. Mảng bám răng được tạo thành từ các vi khuẩn và chất nền (gồm
    protein, polysaccarid và lipid) bám dính trên bề mặt răng. Trong mảng bám răng
    ở mô quanh răng bình thường, hiện diện chủ yếu các cầu khuẩn Gram (+) kỵ khí
    như Streptococcus và Actinomyces. Ở những bệnh nhân VQR, trong mảng bám
    răng có sự hiện diện các loại vi khuẩn Porphyromonas gingivalis, Actinobacillus
    actinomycetemcomitans, Actinomyces viscosus, Tannerella forsythensis,
    Prevotella intermedia, Actinomyces naeslundii Streptococcus intermedia,
    Eikenella corrodens, Treponema denticola , trong đó vi khuẩn Actinobacillus
    actinomycetemcomitans (A.actinomycetemcomitans) và Porphyromonas
    gingivalis (P. gingivalis) được xem là nguyên nhân gây bệnh VQR [5], [6], [7].
    Bình thường có sự cân bằng hệ tạp khuẩn ở miệng. Bất kỳ một sự thay
    đổi nào phá vỡ trạng thái cân bằng này, do vi khuẩn phát triển quá mức hay
    do sức khỏe răng miệng hay sức khỏe toàn thân bị suy giảm, sẽ gây ra bệnh
    VQR. Do đó, bệnh VQR liên quan đến sự tương tác giữa các yếu tố vi khuẩn 2
    và cơ thể, vi khuẩn giữ vai trò quan trọng trong bệnh căn của VQR, nhưng
    đáp ứng miễn dịch của cơ thể cũng là một trong các yếu tố quyết định gây
    VQR hay không [8].
    Thành phần và số lượng các vi khuẩn trong VQR khác nhau giữa các
    dạng VQR mãn tínhvà VQR tiến triển [8],[9], phương pháp điều trị cũng khác
    nhau [8]. Một số khác biệt vi khuẩn này có ý nghĩa lâm sàng, sự gia tăng số
    lượng vi khuẩn có thể là yếu tố chỉ ra tình trạng VQR đang tiến triển. Việc
    định lượng chính xác các vi khuẩn gây VQR là yêu cầu cần thiết và cấp bách
    của các bác sĩ chuyên về bệnh quanh răng nhằm giúp lựa chọn phác đồ điều
    trị kháng sinh, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi diễn tiến bệnh, tránh tình
    trạng kháng kháng sinh hiện nay [10].
    Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về việc chẩn đoán xác định,
    phương pháp điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh VQR trước và sau điều trị
    dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, nhất là xác định vi khuẩn
    gây bệnh bằng các kỹ thuật nuôi cấy, kỹ thuật sinh học phân tử (phản ứng
    chuỗi polymerase/PCR, real-time PCR/qPCR), . như: nghiên cứu của Salari
    M.H. (2004) [5], nghiên cứu của Mitsuo Sakamoto (2004) [6] và nghiên cứu
    của Nguyễn Thị Hồng Minh (2010) [11]. Ở Việt Nam, việc xét nghiệm vi
    khuẩn trước và sau điều trị VQR chưa phổ biến vì kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn
    kỵ khí mất nhiều công sức và thời gian, thậm chí một số loại vi khuẩn không
    mọc hay khó mọc; kỹ thuật sinh học phân tử rất nhạy và đặc hiệu, cho phép
    xác định nhanh và chính xác DNA của vi khuẩn chỉ trong vài giờ thì giá thành
    lại rất cao do phải nhập bộ sinh phẩm từ nước ngoài [6], [11].
    Đến nay ở nước ta, chưa có nghiên cứu nào ứng dụng kỹ thuật realtime
    PCR định lượng vi khuẩn Actinobacillus actinomycetemcomitans,
    Porphyromonas gingivalis gây bệnh VQR, đồng thời kết hợp với lâm sàng
    theo dõi sự thay đổi số lượng và tỉ lệ của hai vi khuẩn này trước và sau khi
    điều trị VQR mãn tính dạng toàn thể bằng phương pháp không phẫu thuật. 3
    Cập nhật các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại đã và đang được sử
    dụng trên thế giới và tại Việt Nam, dựa trên điều kiện sẵn có về kỹ thuật
    realtime PCR định lượng vi khuẩn A. actinomycetemcomitans, P. gingivalis
    có độ nhạy và độ đặc hiệu cao của Trung tâm nghiên cứu Gen - Protein,
    Trường Đại học Y Hà Nội, nguồn bệnh nhân của khoa Nha chu - bệnh viện
    Răng Hàm Mặt tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài “Định lượng
    Actinobacillus actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis trong
    viêm quanh răng bằng realtime PCR và đánh giá hiệu quả của phương
    pháp điều trị viêm quanh răng không phẫu thuật” với 2 mục tiêu:
    1. Nhận xét đặc điểm và mối tương quan giữa lâm sàng, X-quang, số
    lượng vi khuẩn A. actinomycetemcomitans và P. gingivalis trong dịch
    lợi trên bệnh nhân viêm quanh răng mãn tính dạng toàn thể.
    2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị không phẫu thuật đối với
    viêm quanh răng mãn tínhdạng toàn thể dựa trên lâm sàng, X-quang và
    số lượng, tỉ lệ vi khuẩn A. actinomycetemcomitans và P. gingivalis.
     
Đang tải...